Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Các nước châu Âu bị chỉ trích thờ ơ trước nạn buôn bán trẻ em Việt sang Anh (08/03/2019)

Những nạn nhân buôn người là trẻ em Việt Nam không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền các nước châu Âu và bị họ xem như tội phạm.

"Stephen", một thiếu niên Việt Nam được giải cứu khỏi trang trại cần sa ở Anh, hiện sống tại hạt Durham. Ảnh: Guardian

Guardian dẫn báo cáo vừa được công bố hôm qua của tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế, Quỹ Liên kết Thái Bình Dương và tổ chức Chống buôn bán trẻ em Anh quốc (Ecpat UK) cho hay có hàng nghìn trẻ em bị những đường dây buôn người đưa từ Việt Nam sang Anh, bị lạm dụng và bóc lột xuyên châu Âu. Báo cáo được đưa ra dựa trên 18 tháng làm việc với cơ quan hành pháp, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và cộng đồng người Việt khắp châu Âu. 

Theo nghiên cứu, các nạn nhân nhỏ tuổi thường bị đưa qua 8 nước trước khi đến Anh và ở mỗi nơi đều đối mặt với tình trạng bị bóc lột sức lao động hay lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, chính phủ các nước này đều cho rằng việc bảo vệ trẻ em Việt Nam khỏi những kẻ buôn người là trách nhiệm của quốc gia khác.

"Những gì chúng tôi nhận thấy từ nghiên cứu của mình đó là các chính phủ đều chứng kiến những đứa trẻ này đi qua quốc gia họ để tới tây Âu và Anh, vì thế họ xem đó không phải là vấn đề của mình và họ chỉ đùn đẩy trách nhiệm", bà  Debbie Beadle, thuộc Ecpat UK, cho hay. "Các nạn nhân bị bắt và bị xem như tội phạm hơn là nạn nhân buôn người. Theo luật pháp quốc tế, các nước có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em trước nạn buôn người và bóc lột. Không thể chấp nhận được việc các quốc gia xem những đứa trẻ Việt Nam bị buôn bán là vấn đề của nước khác".

Việt Nam thường xuyên bị xếp vào tốp ba quốc gia có số nạn nhân buôn người cao nhất ở Anh, trong đó phần lớn là trẻ em nam và thường bị cưỡng ép lao động ở các công xưởng, trang trại cần sa hoặc tiệm làm móng.

Từ năm 2009 đến 2018, có gần 3.190 người Việt, bao gồm trẻ em, được ghi nhận là nạn nhân buôn người, theo Cục Tội phạm Quốc gia thuộc chính phủ Anh. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho rằng số nạn nhân người Việt trên thực tế có thể cao hơn nhiều.

Theo báo cáo, trẻ em Việt Nam thường được đưa bằng máy bay từ Việt Nam sang Nga, sau đó vượt biên vào Belarus bằng đường bộ, qua Ukraine, Ba Lan, Czech, Đức, Hà Lan và Pháp. Có những trường hợp còn bị ép đi bộ xuyên rừng qua các nước châu Âu để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện. Một số nạn nhân khác được chở bằng ôtô sau đó chuyển sang phà. Theo Beadle, có khoảng 50.000 visa du lịch Nga được cấp cho người Việt mỗi năm, trong đó bà ước tính một phần lớn visa được dùng để buôn người.

Mimi Vu, thuộc Quỹ Liên kết Thái Bình Dương, cho rằng dù các nạn nhân di chuyển bằng cách nào, tất cả các chính phủ nằm trên hành trình của những kẻ buôn người đều thất bại trong việc đối phó với vấn đề này. Nguyên nhân là do họ không đầu tư vào những nguồn lực đơn giản như các nhân viên cảnh sát hay nhân viên xã hội biết nói tiếng Việt.

"Tất cả các nước này đều có cộng đồng người Việt lớn nhưng chưa có một hoạt động quy mô lớn nào nhằm tuyển dụng các nhân viên xã hội, quan chức chính quyền, các điều tra viên hay yêu cầu các nhân viên không biết tiếng Việt học ngôn ngữ này", Vu nói. "Các băng đảng đang hoạt động ngay trước mắt mọi người và đến nay chưa có tác động nào để ngăn họ lại".

Những trẻ em Việt Nam bị đưa sang châu Âu còn bị ràng buộc với những kẻ buôn người bằng những khoản nợ lớn, từ 10.000 đến 40.000 USD, trong khi chính đứa trẻ hoặc gia đình của các em bị chúng đe dọa bạo lực. Tuy nhiên, bà Beadle cho hay chính quyền lại thường xem các nạn nhân nhỏ tuổi này là tội phạm hoặc người nhập cư trái phép. Các em có thể bị đưa vào trại cải tạo dành cho thanh thiếu niên hay thậm chí các trại giam, nhà tù và bị trục xuất nếu bị xét xử như một người trưởng thành.

Dung, một thành viên người Việt của tổ chức Ecpat UK, kể rằng cô từng bị đưa từ Việt Nam sang Trung Quốc, sau đó đến châu Âu. Dọc tuyến đường này, giới chức các nước đều không xem cô là nạn nhân hay giúp cô đòi công lý.

"Tôi chỉ là một đứa trẻ khi bị đưa đi khắp châu Âu bởi những người khiến tôi sợ hãi", cô nói. "Tại Pháp, cảnh sát không giúp đỡ tôi và những kẻ buôn người lại tìm ra tôi. Khi ở Anh, tôi bị đối xử như tội phạm. Có một điều tôi muốn nói với mọi người ở châu Âu là nếu điều đó xảy ra với những đứa trẻ của các bạn, các bạn sẽ không làm ngơ được".

Anh Ngọc (vnexpress)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này