Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Người cảm hoá chim trời (18/06/2019)

Vừa chạy chặng đường cao tốc gần 300 km, tôi và anh bạn người Đức uống vại bia Pháp loại đặc biệt, ngon ơi là ngon. Vại bia vơi non nửa, bỗng có tiếng líu lô như tiếng chim ở phía bên cạnh. Thì ra đó là Trâm đang gọi chim trời về ăn trưa!!!

- Chịp, chịp, chịp, chịp, chịp... 

Trâm đẩy đầu lưỡi lên hàm ếch, lưỡi tụt ra tụt vào phát ra tiếng như chim hót. Vừa "chịp, chịp, chịp" chưa dứt tiếng đã thấy chú chim ngói từ đâu đó xà xuống bàn tay của Trâm. Chú chim, ngoảnh đi ngoảnh lại xung quanh, có vẻ yên tâm về sự an toàn, thế là xỉa liên lục những hạt gạo trên bàn tay của Trâm... Vừa cho "bạn gái" ăn, Trâm nho nhỏ với tôi vừa đủ cho tôi nghe, vừa cho chim không bay đi: "Con chim y như con người anh ạ, trước hết muốn gần chim mình phải dành tình cảm cho chúng, không được nghĩ ác, không được nghĩ sẽ bắt nó làm thịt như ở Việt Nam, đặc biệt phải coi nó như người bạn, bạn nghĩ về nó tốt, trao cho nó tấm lòng yêu thương, nhân ái... Tự khắc nó sẽ có giác quan đặc biệt quý lại mình. Cứ như thế, một vài lần mình gọi chim, hãy đặt cho nó cái tên, gọi mấy lần nó quen hơi, quen tiếng, cảm thấy bình an là nó đến ngay, không khó đâu anh à"! 

Nghe Trâm kể mà tôi ngẩn tò te ra nghe như nuốt từng lời của nữ Việt kiều đang định cư tại phía nam nước Pháp! Trâm sinh ra tại Thái Lan, năm 1964 Trâm và gia đình theo lời kêu gọi của Chính phủ chia tay đất Chùa vàng để về với mảnh đất mang hình chữ S. Trâm sống ở phố Hàng Đào, học đại học kiến trúc được thời gian ngắn thì bỏ dở chuyển sang đại học Bách khoa làm kỹ thuật viên can bản vẽ. Ở đó cô giáo của Trâm lại chính là dì ruột của chàng Việt kiều Pháp. Có lần chàng thanh niên Việt kiều to cao, đẹp trai như Chánh Tín về quê hương, được dì ruột cho đi chơi...thế là chàng Việt kiều Nguyễn Duy Lộc đã bị tiếng sét ái tình với cô nhân viên Đại học Bách khoa! Ngày đó việc yêu anh Việt kiều Pháp là chuyện được đồn xa đồn gần như ngày nay có người bay lên vũ trụ! Sau này chàng Việt kiều tán bằng cách "ở lì gặp lành", đó là cả quãng thời gian dài thanh niên Lộc cứ giờ tan tầm đợi ở cổng trường Bách khoa "hộ tống" miễn phí Trâm về tận Hàng Đào theo đúng phong cánh lịch sự của người Pháp. Chàng thanh niên Duy Lộc lúc bấy giờ phải bỏ việc làm nhà nước tới 6 tháng trời mới đón được "Madame" của mình sang với " mái nhà tranh" ở miền nam nước Pháp thanh bình!

Trâm tâm sự tiếp "Con chim đang ăn trên tay em là con chim cái, buổi sáng hàng ngày em gọi cho nó ăn, nó ăn no xong lấy cái mỏ quẹt gạo rơi xuống đất, chờ em đi làm nó gọi con chồng của nó đến ăn, con chồng chưa tin em, nó vẫn đang sợ".

Nghe Trâm nói tôi dịch lại cho bạn người Đức nghe, hai thằng quên cả vại bia lạnh đang để trên bàn... Chuyện của Trâm kể thủ thỉ và rất hấp dẫn, khác hẳn lúc đón chúng tôi ở sân bay, có thể lúc ấy vội, Trâm gặp chúng tôi chỉ "Hallo" rồi mở cốp xe cho chúng tôi để va ly. Sau này càng tiếp xúc Trâm càng duyên hơn, đúng là tác phong Tây, không kiểu khách sáo, lấy lòng nhau nhàn nhạt...

Trâm kể hiện nay Trâm làm tại một nhà trẻ trong bệnh viện, trẻ em là các cháu tật nguyền bẩm sinh, Trâm nói chuyện, chơi đùa với các cháu y như đối với những chú chim trời. Chính vì có kinh nghiệm với chim trời mà Trâm đã truyền tình cảm, yêu thương của mình với các cháu. Phụ huynh nào cũng muốn Madam Trâm là cô giáo của con mình. Có lần đang đi trên tàu điện, có cậu thanh niên chạy đến chào cô giáo Trâm, cậu ta hỏi "Madam còn nhớ cháu không"? Trâm lắc đầu! Vâng, làm sao nhớ được bàn tay mình đã chăm sóc bao nhiêu em? Bao nhiêu số phận mà cô giáo Trâm đã cảm thông, không ghê sợ, không ngại, coi như trách nhiệm với đời! Cậu thanh niên Pháp nói Madam chính là cô giáo đã dạy, nâng bước để em nói được, đi được và nay đã là sinh viên đại học!

Sang Pháp lần này chúng tôi ăn nghỉ tại khuôn viên nhà Lộc-Trâm, được ăn được nói và gói được gói rất to tình cảm đem về Đức, đặc biệt là ngưỡng mộ người phụ nữ Việt Nam cảm hóa được chim trời và cảm hóa những thân phận bất hạnh để con người và động vật đều có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Thế Sáng (Đức) - quehuongonline

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này