Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Về Kinh Bắc – Bên này sông Đuống (22/04/2019)

Ô không, tôi không có ý định mập mờ với  tiêu đề “Về Kinh Bắc” của nhà thơ Hoàng Cầm, càng không với “Bên kia sông Đuống” của ông, đơn giản là vì hôm nay tôi và mấy người bạn đi qua sông Đuống để về Bắc Ninh - quê tôi. Hôm nay trời nóng, oi bức của thời giao mùa, xuân chẳng ra xuân, hạ chẳng ra hạ. Việc nối chuyến cũng không hề đơn giản, anh thì bà xã mệt, anh thì bận trông cháu nhỏ cho con. Thế nhưng anh Tiến nói là làm dù cũng đang thấy mệt trong người. Tôi ưng điều đó. Lại qua cầu Chương Dương, lại qua cầu Đuồng để về Bác Ninh.

Cây đa Bác Hồ dưới chân núi Chùa 

Bắc Ninh, một tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, chỉ khoảng độ hơn 800 cây số vuông, bé lắm so với Thủ đô Hà Nội bây giờ. Bắc Ninh xưa khá rộng, là vùng đất nằm giữa sông Cầu và sông Đuống, thời gian trôi đi, Gia Lâm và Đông Anh về Hà Nội, Bắc Ninh bé dần. Ngày xưa, Bắc Ninh và một phần của Bắc Giang (ngày trước thành phố Bắc Giang có tên cũ là Phủ Lạng Thương) được gọi chung là Kinh Bắc, quê hương của các trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và quê của các liền anh, liền chị - miền Quan họ, tình tứ, nhớ nhung nhưng không bao giờ bi lụy.

Hôm nay, chúng tôi về Kinh Bắc, dù chưa đi được nhiều, chỉ thăm được Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý, hôm qua là ngày chính hội, còn hôm nay vẫn còn đọng lại không khí náo nhiệt của ngày hôm qua, vì hôm nay là ngày nghỉ cuối tuần.

Mỗi vùng quê Việt Nam đều có nét đẹp riêng, rất đẹp, rất riêng. Sống ở đâu lâu thì đấy là quê. Người Séc có câu nói cửa miệng là ”Đâu cũng tốt, nhưng tốt nhất là ở quê nhà” quả là không sai chút nào. Chúng tôi định đi nhiều nơi, nhưng chỉ đi được Đền Đô, qua chùa Tam Sơn, công viên Ngô Gia Tự, thị xã Từ Sơn, chỉ đứng nhìn sang chùa Tiêu, chưa đi được chùa Dâu, chùa Phật tích, chùa Bút tháp, chưa qua núi Thiên Thai, chưa cảm nhận hết cảm xúc của Hoàng Cầm trong bài thơ “Bên kia sông Đuống”, “Lá Diêu bông”, “Mưa Thuận thành”…

Hy vọng còn nhiều những dịp khác nữa khi lại “Về Kinh Bắc” để nghe, để ngắm, để trông một vùng quê bình dị, mến khách với những làn điệu Quan họ đã làm say đắm bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu lòng người “Người ơi, người ở đừng về”, “Sông Cầu nước chảy lơ thơ”…một vùng đất có những ngọn núi, quả đồi xen kẽ những cánh đồng xanh mướt, những cánh cò chao liệng đẹp như mơ…

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này