Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Cảm nhận về nước Mỹ (10/07/2016)

Tới bờ Đông nước Mỹ (phần 1)

Nước Mỹ đối với nhiều người Việt Nam là một vùng đất xa xôi và nhiều ngưỡng mộ với những địa danh nổi tiếng, là trung tâm tài chính, kinh tế, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật...và cờ bạc của thế giới. Nhiều người gọi đây là thế giới tự do, là thiên đường và mong ước được đặt chân đến đây để khám phá, thưởng thức và tận mắt chứng kiến sự phát triển của một cường quốc đứng đầu thế giới.

Vài năm lại đây, trong cộng đồng người Việt ở Séc và châu Âu nói chung đã có nhiều người thành đạt, cuộc sống đã ổn định và nhiều người cũng đã hiểu ra cần đi du lịch để mở mang tầm hiểu biết, tìm cơ hội và tới vùng đất mà luôn được nói nhiều tới. Họ muốn đưa cả gia đình đi nghỉ và tham quan các cảnh đẹp để biết nhiều nhiều điều hơn trên thế giới và cũng là hưởng thụ cuộc sống hơn là giữ tiền một chỗ và du lịch qua màn ảnh nhỏ. Những bà con người Việt và các cháu học sinh khi chuẩn bị kết thúc năm học 2015-2016 đã thu xếp để có chuyến đi dài 12 ngày đến nhiều nơi của nước Mỹ do Công ty tư vấn du học và du lịch Vương Quang tổ chức. Đây là công ty đầu tiên tại Séc đưa người Việt sinh sống ở Séc và các nước châu Âu lân cận đến thăm hợp chủng quốc Hoa kỳ và đoàn năm nay đã là đoàn thứ 12. Chuyến đầu tiên được thực hiện vào năm 2010.

Đoàn đi Mỹ năm nay có số lượng kỷ lục 41 người từ cháu nhỏ 3 tuổi đến cụ già 80 tuổi. Các chuyến đi trước đều nhiều hơn 25 người và năm ngoái là 38 người. Thủ tục xin viza vào Mỹ của người Việt diện đi du lịch đơn giản hơn so với xin visa du lịch từ Việt Nam vào Séc, và thường được cấp 1 năm nếu đơn được chấp thuận. Việc xin visa được công ty Vương Quang giúp đỡ hoàn toàn và phải tiến hành các thủ tục dựa trên các yêu cầu căn bản của Lãnh sự Mỹ từ vài tháng trước ngày khởi hành.

Sau bao nhiêu mong chờ háo hức, chúng tôi đã bước chân vào đất Mỹ, điểm đến đầu tiên là thành phố New York. Hơn chín giờ bay cùng những vất vả lo toan chuẩn bị cho chuyến đi đã lùi lại phía sau. Từ lúc xếp hàng làm check-in và kiểm tra an ninh tại sân bay Praha đã thấy khác biệt nhiều về thủ tục so với những chuyến bay bà con mình hay bay đi các nơi khác. Ngoài kiểm tra thông thường, từng người đều bị kiểm tra so người thật với ảnh trong visa, kiểm tra giày, dấu vết thuốc nổ trên tay, quần áo và hành lý. Bởi thủ tục rất rườm rà nên giờ bay chậm hơn một tiếng so với vé nhưng giờ hạ cánh tại sân bay JFK -New York vẫn đúng như dự kiến. Khi máy bay hạ cánh lại trải qua quá trình kiểm tra an ninh cũng tương đối dài dòng, lần đầu có thể tự làm bằng máy so visa và dấu vân tay, sau đó cảnh sát sẽ soát thông tin qua mạng, chụp ảnh đối chiếu rất kỹ càng, và hỏi một số vấn đề họ quan tâm. Ra khỏi chỗ kiểm tra chờ lấy hành lý đều thấy sân bay rất đông người đi lại, hành khách, nhân viên bảo vệ, hải quan, người tạp dịch.. phần lớn là da màu. Đường về khách sạn tương đối xa, đường rộng và tắc liên tục, biển báo xe chỉ được chạy 30-40 Mile/giờ (dặm Anh) hiếm chỗ có biển 50. Và biển chỉ đường thì bé nhỏ và rất cũ kỹ và khó nhìn hơn so với ở Séc.

Khách sạn nơi chúng tôi ở New York đã có hơn một trăm năm lịch sử, có phần xuống cấp nhưng lại  nằm ngay trên đại lộ 7 trung tâm của quận tài chính Mahattan và gần ngay quảng  trường thời đại Times Square nên đông xe cộ và cũng rất thuận tiện cho chúng tôi đi lại thăm các địa danh tại trung tâm. Trên đường chủ yếu là taxi vàng (có 135 000 chiếc taxi đăng kí hoạt động), nhà cao tầng san sát được xây dựng đã lâu cách đây trên dưới 100 năm. Thời tiết nóng nên gần như các căn hộ đều gắn điều hòa và bên ngoài đều ốp gạch mộc hoặc kính chứ không sơn. Vì là trung tâm thành phố nên người cực kỳ đông đúc và cũng rất lộn xộn, hàng bày bán rong ở vỉa hè rất nhiều. Dòng người đi cứ cuồn cuộn như nước chảy, chỉ chậm chân là đoàn chúng tôi đã bị tách nhau thành từng nhóm nhỏ. Buổi tối sau khi nghỉ ngơi các gia đình tự đi chơi tìm hiểu xung quanh. Thành phố nhộn nhịp suốt đêm, các cửa hàng phần lớn mở cửa đến 2 giờ sáng hoặc nonstop. Có đến 90 phần trăm là người da đen và da màu làm tất cả các loại công việc nhất là việc tạp dịch vất vả và ít người muốn làm. Đi ra đường cũng không cần mang theo giấy tờ vì cảnh sát không bao giờ được phép kiểm tra nếu mình không vi phạm luật. Ước tính cả nước Mỹ có khoảng 15 triệu người không có giấy tờ hợp pháp, chính vì luật như vậy nên khâu kiểm tra đầu vào của họ rất chặt chẽ vì những người ở lại Mỹ thì chả có cách nào bắt họ nếu họ không phạm luật. Sự tuân thủ luật giao thông và các qui tắc trên đường nơi đây cũng thua xa châu Âu, có lẽ bởi thành phố quá tải bởi lượng cư dân và du khách viếng thăm. Dân số của New York và vùng phụ cận khoảng 20 triệu mà 37 phần trăm cư dân của thành phố không sinh ra ở đây. Riêng năm 2015, New York đã đón 58 triệu khách du lịch.

Hôm thứ hai sau khi đến New York, chúng tôi đi thăm tượng nữ thần tự do nằm trên Đảo Liberty tại cảng New York, trước khi lên phà qua đảo mọi người đều qua kiểm tra an ninh như ở sân bay. Tuy nhiên việc kiểm tra cũng không phải gắt gao lắm, chắc chủ yếu chỉ soi đồ, dò kim loại. Giữa sóng nước mênh mông tượng Nữ thần tự do, biểu tượng của nước Mỹ đến gần một cách rõ ràng và mọi người thi nhau chụp ảnh quay phim ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Tượng Nữ thần tự do là món quà vô giá của nhân dân Pháp dành tặng cho Thế giới tự do và được chở bằng thuyền từ Pháp sang và được dựng lên vào năm 1886. Đảo nhỏ đi một vòng xung quanh tượng độ 20 phút là hết. Vì thời gian có hạn nên chúng tôi không lên tận trên thân tượng tham quan được, nhưng từ đảo cũng có thể thấy và chụp hết cảnh đẹp của tượng và đường chân trời gồm các tòa nhà cao chọc trời của New York soi bóng xuống mặt nước trong xanh. Nước sông trong và rất sạch, có thể nhìn thấy rõ cả quang cảnh cảng biển phía xa và các tàu thuyền đi lại trên sông. Máy bay trực thăng du lịch cũng rất nhiều nhưng trong đoàn chả ai có máu mạo hiểm thực hiện tham quan bằng cách này.

Trong hai ngày ở New York chúng tôi đi thăm khu „Ground Zero”, thăm nơi tưởng niệm gần 3000 nạn nhân của vụ đánh bom tòa tháp đôi World Trade center ngày 9.11.2001 do bọn khủng bố thực hiện (ngày nay tại nơi đây đã mọc lên một tòa tháp cao nhất New York thay thế mang tên One World Tower hay còn được gọi là Tháp tự do cao 1776 feet (541m) – con số tượng trưng cho năm hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời, đến hai chiếc giếng xây dựng trên hai hố móng của hai tòa tháp trước đây là nơi tưởng niệm các nạn nhân với đầy đủ danh sách ghi lại trên thành giếng. Cũng tại khu vực từng bị đổ vỡ này vừa xây dưng xong một bến tàu Metro hiện đại với một vòm mái cấu trúc sọc  trắng vô cùng độc đáo có hình hai cánh chim bồ câu đang tung cánh bay lên - biểu tượng của hòa bình bên cạnh một hậu quả tàn khốc của chủ nghĩa khủng bố. Xe du lịch đưa chúng tôi đi dọc các đường phố chính của New York với các tòa nhà cao chọc trời san sát nhau, thăm Trụ sở Liên hiệp quốc và tòa tháp đen hiện đại kế cận của tỷ phú Donald Trupm - ứng cử viên vào chức Tổng thống của đảng Cộng hòa, khám phá Đại Lộ Broadway với các nhà hát nơi các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới thường biểu diễn, trung tâm tài chính – phố Wall street, trung tâm Rockerfeller, ghé Trung tâm shopping Macy‘s mua đồ và các nơi nổi tiếng khác.

Sự khác biệt và nổi tiếng của New York là các công trình cao ốc chọc trời, và chúng tôi đã mỏi hết cả cổ vì cứ phải ngửa đầu tối đa ra sau mới có thể nhìn bao quát cả một công trình kiến trúc cao tầng nào đó. Và điểm nhấn của ngày thứ hai là được đứng ở tầng thứ 86 của tòa nhà Empire State Building cao 381m đã từng là tòa tháp cao nhất thành phố từ năm 1931-1972. Tại đây có thể ngắm nhìn bao quát khắp thành phố rộng lớn. Sau các tòa nhà cao chọc trời là sông, biển và các kiến trúc nhỏ lẻ trải rộng khắp. Rời nơi đây chúng tôi tình cờ phải đứng chờ xe hơn hai giờ bởi nhiều đường phố bị cấm vì những người đồng tính biểu tình có tổ chức. Cảnh sát đậu xe khắp nơi và những người đồng tính, chuyển giới ăn mặc sặc sỡ đi thành đoàn. Đoàn biểu tình này nghe nói dài hơn hai cây số và cũng đang đấu tranh nhiều vấn đề trong đó có quyền sử dụng toilet chung hay riêng và có thể sử dụng toilet nữ nếu cảm thấy mình là nữ dù mang giới tính nam hay ngược lại. Thật đúng là tự do kiểu Mỹ.

Các phương tiện công cộng tại New York thì không thể sánh với Châu Âu, chúng tôi đã thử xuống một ga Metro mà không thể chịu nổi, trần thấp đến mức nếu ai cao có thể với tới được đến đèn và dây rợ trên nóc, không khí nóng hầm hập như thể ta đang đứng sau hàng trăm cái máy thải không khí, ngột ngạt không thể thở được và chúng tôi phải vội trở lên mặt đất. Chúng tôi tìm hiểu thì được biết hệ thống Tàu điện ngầm New York đã bắt đầu hoạt động từ năm 1904 nên nay nó quá cũ kỹ. Nhưng việc tu bổ lại không hề đơn giản. Tuy vậy nó vẫn ghi kỷ lục thế giới về mạng lưới hoạt động rộng nhất với 34 tuyến, 469 bến với lưu lương hành khách khoảng 5,6 triệu lượt đi lại trong một ngày. Xe buýt thì khỏi nói, cũ kỹ xấu xí và quan trọng là xe thích đến thích đi lúc nào cũng được không có giờ xe chạy nên chả có mấy ai đi. Taxi nhiều, giá cũng tương đối rẻ và có vách ngăn với lái xe. Trên xe cũng trang bị cả màn hình, khách có thể xem lộ trình, xem các kênh truyền hình, radio và tra các thông tin khác. Món ăn ở đây thì chủ yếu là bánh mỳ kẹp thịt các loại, khô khó ăn. Thời tiết mấy ngày gần 30 độ, nắng gắt nhưng không nóng lắm vì gần biển, gió mát và đi lại  giữa các con phố thì các nhà cao tầng đã che khuất nắng nên nhiều bóng râm mát trừ buổi trưa đứng nắng.

Buổi tối chúng tôi đến nhà hàng Thái Sơn hay Nha Trang của người Việt nằm ở Chinatown ăn cơm đổi bữa vì quá ngán món Tây.

Phần tiếp: Tới bờ Đông nước Mỹ (phần 2)

Praha, tháng 7 năm 2016

Mai Lan

Độc giả có thể tham khảo chương trình du lịch nước Mỹ 12 ngày tại trang mạng: www.quangusa.com

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này