Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Nụ cười Việt Nam (20/05/2015)

Tôi may mắn thấy được thật nhiều nụ cười Việt Nam và cả những giọt nước mắt. Tất cả đã sưởi ấm trái tim tôi, luôn giữ cho tôi niềm tin yêu và hy vọng.

Bruxelles, những ngày cuối xuân, tôi bước ra khuôn viên bệnh viện, co mình vì cơn gió lạnh buốt, dẫu sao hôm nay vẫn là một ngày đẹp trời. Kéo cao cổ áo, tôi tìm một chiếc ghế băng để tận hưởng chút nắng hiếm hoi của xứ Bỉ. Một bà cụ tóc bạc phơ chậm chạp tới gần tôi, cụ có ý tìm một chỗ ngồi. Tôi vội đứng lên:

- Cụ ngồi đi ạ, cụ có cần giúp gì không ?

- Cảm ơn cô, anh làm công tác xã hội đang lấy nốt mấy thứ giấy tờ cho tôi, tôi không muốn ở trong đó, bên ngoài nắng đẹp thế này, tôi chờ anh ấy chút rồi cùng về nhà dưỡng lão. Cô chờ ai à?

- Không ạ, cháu tới khám bệnh, sáng vừa xong rồi, chiều lại phải làm thêm xét nghiệm nên cháu ở đây luôn, không về.

- Cô là người Việt Nam phải không ?

- Ô, sao cụ biết ạ, vâng, cháu là người Việt Nam, cháu nghĩ là ở đây cũng có nhiều người châu Á các nước khác chứ?

- Người Việt Nam rất khác, người Việt Nam luôn mỉm cười, ngay trong những khó khăn, kể cả khi buồn.

- Thật là những lời nói đẹp. Cháu cảm ơn cụ. Liệu trong gia đình cụ thời xa xưa có ai đó người Việt Nam không ạ, vì cháu thấy cụ cũng luôn mỉm cười, dù cụ có vẻ vẫn còn mệt.

- Ồ, cô đúng là người Việt Nam rồi. Tôi 90 rồi, mệt chứ, nhưng đầu óc còn minh mẫn lắm. Tôi nói rất đúng phải không ? Thôi anh bạn của tôi đến rồi…

Chia tay bà cụ đáng mến, còn lại một mình, tôi cứ miên man nghĩ về lời bà cụ vừa nói "Người Việt Nam luôn mỉm cười, ngay trong những khó khăn, kể cả khi buồn".

Tôi nhớ về nụ cười mình đã gặp trên chuyến bay đầu tiên dài hơn chục giờ đồng hồ xa quê hương. Đấy là nụ cười ngượng nghịu của cô gái tiếp viên hàng không khi em đưa tay giữ vạt áo bị tuột khuy, vì phải khoác giúp mẹ con tôi chiếc balô quá nặng.

Tôi nhớ nụ cười hồ hởi giữa ngổn ngang bàn tủ của những người bạn tới giúp gia đình tôi chuyển nhà. Những đôi tay vốn quen gõ máy tính, những đôi vai vẫn khoác áo blouse trong phòng thí nghiệm, giờ lem nhem bụi bặm, nhanh nhẹn như những người công nhân bốc vác chuyên nghiệp.

Tôi nhớ những nụ cười trên gương mặt lấm tấm mồ hôi ngày giữa đông, buổi chiều 30 Tết, khi các anh chị em hối hả mang cho nhau chiếc bánh chưng, cành hoa, đĩa xôi cho kịp cỗ cúng Giao thừa. Không pháo hoa áo mới, không ngày nghỉ, không đào Nhật Tân, trời châu Âu vẫn đang những ngày tuyết trắng, chỉ có lòng người Việt xốn xang chào năm mới.

Tôi nhớ nụ cười nồng hậu của người cán bộ sứ quán chờ đón bà con tấp nập tới tham dự Tết cộng đồng năm ấy. Và không nhiều người thấy dòng nước mắt của anh, vẫn nguyên trong bộ trang phục đó, lặng lẽ lên ôtô ra sân bay về chịu tang mẹ ở quê nhà.

Tôi nhớ những nụ cười giao ca ngày các anh chị em sinh viên lên lịch phân công nhau làm thủ tục giấy tờ, nấu nướng, chăm sóc cho người bạn không may lâm bạo bệnh, một mình nơi đất khách. Những kinh nghiệm buồn, khó khăn được sẻ chia, cùng biết bao lời động viên, để mong ngày mai có thêm những nụ cười.

Tôi nhớ những ngày cuối cùng trong bệnh viện của một chàng trai tài hoa, năng nổ với nhiều hoạt động hội đoàn, cậu ấy vẫn mỉm cười, còn chúng tôi thì khóc.

Và tôi nghĩ tới những câu chuyện thiếu vắng nụ cười về các tiếp viên hàng không, cán bộ hải quan… Đây là những nghề nghiệp có nhiều cơ hội để đại diện cho người Việt Nam với bạn bè thế giới. Buồn hơn khi đọc những câu chuyện không vui kể về các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, đang nóng bỏng trên các trang mạng xã hội gần đây và tôi cũng rất buồn bởi nhiều câu chuyện ấy đúng. Càng buồn thêm khi trong lúc đó, các giàn khoan, những tàu cá Trung Quốc vẫn mỗi ngày một xâm lăng biển đảo quê nhà.

Tôi bỗng nhớ đúng một năm về trước, khi Bruxelles rực đỏ màu cờ ở quảng trường Shuman, trước cửa Ủy ban châu Âu. Tôi nhớ những nụ cười kiêu hãnh, bao ánh mắt cương nghị của rất nhiều người bạn tôi khi hô vang khẩu hiệu bảo vệ hòa bình, chống xâm lược. Hôm ấy cũng là một ngày nắng đẹp… Tôi nhớ…

Mắt tôi nhòa đi. Và bất giác tôi thấy mình đang mỉm cười. Phải rồi, bởi tôi đã may mắn thấy được thật nhiều nụ cười Việt Nam và cả những giọt nước mắt. Tất cả đã sưởi ấm trái tim tôi, luôn giữ cho tôi niềm hy vọng, dù trong nắng, trong mưa hay trong những ngày lạnh lẽo u ám nhất của mùa đông châu Âu.

Trần Thanh Ngọc, Bỉ - (vnexpress)

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này