Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Việt Nam với Séc, EU
“Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức kiều bào về nước” (19/11/2020)

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí về công tác thu hút nguồn lực kiều bào trước thềm Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 45/CT-TW ngày 19/5/2015 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông

PV: Thưa ông, một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị 45/CT-TW năm 2015 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) trong tình hình mới là việc rà soát cơ chế pháp lý để tạo thuận lợi cho kiều bào về nước đầu tư, sản xuất. Thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện nội dung này như thế nào?

Thứ trưởng Trần Duy Đông: Thời gian vừa qua, có thể thấy lượng đầu tư của cộng đồng NVNONN về Việt Nam khá tốt. Tính đến tháng 10/2020, bà con kiều bào đã có 362 dự án đầu tư theo hình thức FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 1,6 tỷ USD từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, tại 42/63 địa phương trong cả nước. Phần lớn các dự án đầu tư này thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Như vậy, tiềm lực về khoa học công nghệ, tài chính, quản lý của NVNONN ngày càng tăng, và xu hướng đầu tư về Việt Nam cũng nhiều hơn.

Để có thể tập trung và thu hút nguồn lực NVNONN về nước đầu tư thì trong pháp luật hiện nay, chúng ta có Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Theo đó, nhà đầu tư vừa là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được lựa chọn điều kiện đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Hay nói cách khác là có quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước hoặc điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu công dân Việt Nam ở nước ngoài lựa chọn hình thức áp dụng như nhà đầu tư trong nước thì sẽ có nhiều thuận lợi như không phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, các quy định về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động. Ngoài ra, Đảng, Nhà nước và các cơ quan Chính phủ cũng tạo điều kiện để NVNONN sinh sống lâu dài tại Việt Nam như miễn visa cho Việt kiều về nước, Luật Nhà ở cho phép NVNONN về quê hương sinh sống và làm ăn được mua nhà…

PV: Ông có thể đánh giá vai trò của cộng đồng NVNONN trong việc kết nối đầu tư từ nước ngoài về Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài?

Thứ trưởng Trần Duy Đông: Chúng tôi đánh giá cao vai trò của cộng đồng NVNONN. Thứ nhất là về công tác xúc tiến đầu tư. Khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến, bà con Việt kiều rất nhiệt tình tham gia, hỗ trợ kế hoạch xúc tiến hiệu quả hơn. Bà con cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc kết nối, cung cấp thông tin với nước ngoài. Đây là việc có ý nghĩa rất quan trọng vì khi họ là người Việt Nam thì họ cũng am hiểu văn hóa, ngôn ngữ, là cầu nối hiệu quả thu hút, thúc đẩy NVNONN về đầu tư trong nước, cũng như bạn bè quốc tịch nước ngoài về Việt Nam.

Thứ hai, chúng tôi cũng đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng trong việc hoàn thiện chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc kết nối đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm pháp luật của các nước sở tại.

PV: Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có dự định triển khai chính sách mới hay đề xuất, kiến nghị gì để đẩy mạnh hơn nữa đầu tư từ nước ngoài về Việt Nam, thực hiện hiệu quả Chỉ thị 45/CT-TW trong việc phát huy nguồn lực kiều bào?

Thứ trưởng Trần Duy Đông: Việc cần thiết trước hết là tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho doanh nhân, trí thức kiều bào về nước làm việc, đầu tư kinh doanh trong tình hình mới, phù hợp với luật pháp quốc tế, không tạo ra phân biệt đối xử.

Tôi cho rằng cộng đồng NVNONN có rất nhiều tài năng trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, y tế, khoa học công nghệ. Trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0, NVNONN là nhân tố hết sức quan trọng giúp tạo ra giải pháp để nước ta phát triển. Tiềm năng của nguồn lực kiều bào là rất lớn nhưng chưa được khai thác hết. Chúng tôi hy vọng rằng có thể kết nối họ để lan tỏa những tri thức đó, phục vụ cho phát triển đất nước.

Chúng tôi rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu và nền tảng số kết nối những người Việt Nam ưu tú ở nước ngoài. Để làm được điều đó, Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Việt Nam đã chính thức ra mắt vào tháng 8/2018 tại Chương trình Kết nối Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng tổ chức. Mạng lưới đã tập hợp được hơn 100 chuyên gia, nhà khoa học tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở nước ngoài và các nhà khoa học trong nước. Tính đến nay, Mạng lưới đã kết nối được hơn 300 thành viên ở 14 quốc gia để triển khai xây dựng các mạng lưới thành phần ở Đức, Úc, Nhật Bản. Hệ thống đã thành lập được 5 văn phòng ở 5 quốc gia, được duy trì thường xuyên.

Cộng đồng trí thức người Việt Nam tại các nước về cơ bản rất quan tâm và mong muốn đóng góp cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, có nhu cầu kết nối và có khả năng thúc đẩy những hợp tác hai chiều giữa Việt Nam và nước sở tại. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Mạng lưới này, hy vọng thu hút được 1000 trí thức và nhà khoa học với những đóng góp cụ thể hơn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ 4.0.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bình An (quehuongonline)

Tin mới:
Trung ương đồng ý ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội(26/04/2024)
Thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn giữa Việt Nam và Slovakia(26/04/2024)
Thành phố Hạ Long tiếp đoàn công tác của Đại sứ Cộng hòa Séc(21/04/2024)
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dự Giỗ Tổ Hùng Vương(21/04/2024)
Thầy cũ ở châu Âu của Filip Nguyễn ứng tuyển dẫn dắt ĐT Việt Nam(20/04/2024)
Tiếp tục hồi hương những người Việt không được Anh cho cư trú(19/04/2024)
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary(18/04/2024)
Việt Nam, LB Nga thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo(17/04/2024)
Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh, Nghệ An(17/04/2024)
Thông báo học bổng Chính phủ du học tại Romania năm 2024(17/04/2024)
Các tin khác:
Đường bay Việt Nam đi châu Âu tránh xa vùng xung đột Trung Đông(15/04/2024)
Cộng hoà Séc muốn sớm mở đường bay thẳng, tuyển nhiều lao động từ Việt Nam(10/04/2024)
Cảnh sát Slovakia buộc tội 8 người, trong đó có cựu cố vấn của Fico, trong vụ bắt một người Việt Nam(06/04/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Piotr Zgorzelski(28/03/2024)
VFF chính thức bổ nhiệm người thay thế HLV Troussier(28/03/2024)
VOV và Đài Phát thanh Quốc gia Bulgaria ký thỏa thuận hợp tác(26/03/2024)
Đại học Baťa sẽ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ(23/03/2024)
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y Việt Nam có thể đến Séc vào đầu năm 2025(21/03/2024)
Việt Nam - Cộng hòa Séc tăng cường hợp tác đầu tư trong nông nghiệp(21/03/2024)
Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước(21/03/2024)
Máy bay huấn luyện L-39NG đầu tiên của Séc tại Việt Nam(20/03/2024)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ(20/03/2024)
TPHCM mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ với Cộng hòa Séc trên các lĩnh vực(20/03/2024)
CH Séc mong muốn xuất khẩu bò giống, sản phẩm thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam(20/03/2024)
Výborný bay đến Philippines và Việt Nam. Vì bia, thịt và lao động(14/03/2024)
Vietnam Airlines sẽ bắt đầu bay tới Munich vào tháng 10(12/03/2024)
Việt Nam và Slovenia tham vấn chính trị, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ(12/03/2024)
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan(09/03/2024)
Lý do Vietnam Airlines hủy liên tiếp các chuyến bay đi Đức(06/03/2024)
Tổng thống Séc nhận giấy ủy nhiệm của các đại sứ mới trong đó có đại sứ Việt Nam(05/03/2024)
Cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Thụy Sĩ(05/03/2024)
Các nghị sĩ sẽ bay tới Việt Nam, Argentina, Philippines và một lần nữa tới Đài Loan(29/02/2024)
Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 tại Nga sẽ quy tụ 28.000 người tham gia(27/02/2024)
Khai trương Phòng thư viện Việt Nam tại Viện nghiên cứu của nước Nga(23/02/2024)
Kazakhstan khai thác chuyến bay từ Nga đến Việt Nam(18/02/2024)
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”(03/02/2024)
Dự báo lượng du khách Nga đến thăm Việt Nam sẽ tăng nhanh(01/02/2024)
Những người về hưu ở Séc nhìn chung đứng thứ 10 trên thế giới, thậm chí đứng đầu về phúc lợi vật chất(26/01/2024)
Tổng thống Steinmeier: Lao động Việt có thể giúp Đức cải thiện thiếu hụt nhân lực(24/01/2024)
Tổng thống Đức đến Việt Nam(23/01/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này