Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở Séc
Chuyện "dở khóc dở cười" của thanh niên Việt kiều học tiếng mẹ đẻ (19/07/2018)

Bức xúc vì "bị ép học" tiếng Việt, xấu hổ vì không biết tên ông bà ...là những cảm xúc thanh niên gốc Việt trải qua khi trưởng thành.

Quỳnh mặc trang phục Czech thắp hương tại Đền Hùng. Ảnh: Trọng Giáp.

Quỳnh mặc trang phục Czech thắp hương tại Đền Hùng. Ảnh: Trọng Giáp.

"Không ngày nào em không khóc, không hiểu vì sao mình lại cứ phải học tiếng Việt trong khi mình ở Czech", Nguyễn Thị Mai Quỳnh, 18 tuổi, đang sống ở thành phố Plzen, kể lại với VnExpress về những năm tháng tuổi thơ.

Quỳnh đang cùng 120 thanh thiếu niên Việt kiều từ gần 30 nước về Việt Nam dự Trại hè 2018. Czech là nước có đông đại diện nhất với 15 người. Khi được hỏi bạn nào nói tiếng Việt giỏi nhất, tất cả đều chỉ về phía Quỳnh. 

Từ kỳ nghỉ hè sau khi học lớp hai, Quỳnh đã bị ba mẹ "bắt học tiếng Việt", với những quyển sách dạy đọc được gửi từ Việt Nam sang. Mỗi ngày, Quỳnh phải xuống cửa hàng bán thực phẩm của cha mẹ, để họ vừa trông hàng, vừa dạy cô tiếng Việt. Ba mẹ luôn kè kè thước kẻ bên cạnh và nhiều lần la mắng, Quỳnh phải tập viết nắn nót từng chữ. 

Ba mẹ Quỳnh cũng yêu cầu ba chị em cô phải nói chuyện tiếng Việt mỗi khi về đến nhà, không được nói tiếng Czech. Khi thấy Quỳnh "bức xúc", họ giải thích: "Người Việt mà không biết viết với đọc tiếng Việt là người mất gốc. Giống như các bạn Tây không biết viết với biết đọc".

Ý thức được điều đó nhưng việc học hành đối với Quỳnh rất khó khăn, đặc biệt là đánh vần vì tiếng Việt có dấu, rất khác tiếng Czech. Dần dần, cô vượt qua được trở ngại, có thể đọc và viết tiếng Việt thành thạo. Cũng nhờ luyện tiếng mẹ đẻ mà Quỳnh được cô giáo khen viết chữ đẹp.

"Bây giờ thì em đã hiểu vì sao bố mẹ ép mình học tiếng Việt, em rất biết ơn bố mẹ vì điều đó", Quỳnh nói. Em gái Quỳnh năm nay 8 tuổi cũng đã bắt đầu bị bố "bắt" học tiếng Việt, với sự hỗ trợ của cô.

Cũng đến từ Czech nhưng khác thành phố, Phạm Thế Hữu, 17 tuổi, ở Kadan, lại có một trải nghiệm rất khác về học tiếng Việt. Vì không giỏi tiếng mẹ đẻ, nhiều lúc cậu cảm thấy buồn.

"Có lần nghe bạn bè người Czech nói chuyện về ông bà, em bất giác thấy xấu hổ vì không biết tên bà mình là gì", Hữu nói. 

Hữu (phía tay phải Quỳnh) lắng nghe hướng dẫn viên khi thăm khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Trọng Giáp.

Hữu (hàng đầu, thứ hai từ trái) lắng nghe hướng dẫn viên khi thăm khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Trọng Giáp.

Sinh ra ở Czech, Hữu chỉ mới hai lần gặp bà ngoại, người đang sống ở Nam Định, lần gần đây nhất cách đây 4 năm. Do không nói được nhiều tiếng Việt, Hữu chưa có cơ hội gần gũi để trò chuyện nhiều với bà và điều đó khiến cậu cảm thấy buồn. "Các bạn em ở Czech có quan hệ thân thiết với ông bà, thường xuyên thăm hỏi họ vì ở gần, còn em thì không làm được điều đó vì bà ở tận Việt Nam", Hữu nói.

Chàng trai lý giải không học được nhiều tiếng Việt vì chỉ nói với bố mẹ và các anh chị trong gia đình, còn lại chủ yếu nói tiếng Czech khi đi học và giao lưu. Cậu cố gắng đọc truyện và xem TV bằng tiếng Việt, nói chuyện với người thân nhiều hơn để cải thiện vốn từ. Hữu mong muốn có một lớp dạy tiếng Việt ở Kadan vì ở đây cũng có nhiều thanh thiếu niên gốc Việt không giỏi ngôn ngữ này.

Bố mẹ Hữu là chủ một nhà hàng chuyên các món ăn Việt Nam ở Kadan, khu vực có khoảng 100 người Việt trên tổng dân số 18.000 người. Khi còn nhỏ, Hữu từng bị bạn trêu chọc là người "ăn thịt chó", cậu thấy buồn vì bị "phân biệt đối xử". Nhưng khi cậu lớn lên, mọi người xung quanh không chú ý nhiều đến sự khác biệt của Hữu về ngoại hình và gốc gác.

"Em hài lòng với bản thân, rằng mình là người gốc Việt và em không quan tâm nhiều đến việc bị trêu chọc nữa", Hữu nói. Cậu nhận thấy "chất Việt" rõ nhất trong con người mình là luôn hướng đến gia đình. Hữu và anh trai thường tranh thủ dọn dẹp và phụ bếp nhà hàng của gia đình khi rảnh rỗi.

Trong tháng này, khi về Việt Nam dự Trại hè 2018, Hữu đã chuẩn bị sẵn quà cho bà ngoại và các em họ ở Nam Định, dự định gặp họ sau khi kết thúc chương trình. Cậu tin rằng mình sẽ vượt qua được ngại ngùng để trò chuyện với bà và họ hàng nhiều hơn.

Có mái tóc dài ngang lưng, Aivi Trần Fortier mang nhiều nét của một thiếu nữ Việt. Cô có mẹ là người gốc Hà Nội, bố là người Canada. Ở tuổi 16, Aivi tỏ ra khá già dặn vì thích tìm hiểu các vấn đề lịch sử. Cô bé rất hào hứng vì chương trình Trại hè có nhiều điểm dừng cô quan tâm.

Cô gái Việt lai Canada thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam

Aivi Trần Fortier muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Video: Trọng Giáp. 

"Trong chương trình em đang học ở Mỹ, thầy cô có đề cập đến chiến tranh Việt Nam nhưng em muốn tìm hiểu thêm về cuộc chiến này dưới góc nhìn của người Việt", Aivi nói, cho hay từng đến thăm nghĩa trang Trường Sơn khi được mẹ đưa về Việt Nam chơi. Ông ngoại cô bé là cựu chiến binh, còn mẹ trải qua cuộc sống khó khăn thời chiến nên Aivi càng muốn tìm hiểu. 

Do đặc thù công việc của bố Aivi, gia đình cô thường xuyên phải di chuyển, đến nay đã qua 35 nước. Sinh ra ở Áo, Aivi vẫn nhớ ngôn ngữ đầu tiên được học là tiếng Việt. Do bạn bè của cô ở New York không có ai là người Việt nên việc học tiếng Việt khá khó khăn. Bù lại, mỗi năm cô có khoảng hai tuần ở Việt Nam, gặp gỡ họ hàng và đi du lịch.

"Tiếng Việt rất khó, nhưng em thấy nó quan trọng vì em là người Việt nên cần phải học. Em đang cố gắng để có thể đọc được sách tiếng Việt", Aivi nói.

Khánh Lynh - Trọng Giáp (vnexpress)

Tin mới:
Đóng cửa cơ sở "CAOZA MARKET"(18/04/2024)
Đóng quầy kho trong chợ Sapa(16/04/2024)
Thịt lỗi không đến tay người tiêu dùng(15/04/2024)
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trang nghiêm và thành kính tại Séc (14/04/2024)
Hội nghị BCH Hội người Việt Nam tại Séc lần thứ 10 nhiệm kỳ 2019-2024 (12/04/2024)
Tấm lòng của nhà thiết kế Séc gốc Việt dành tặng trẻ em Việt Nam(11/04/2024)
Xuất hiện tiền đạo nữ Việt kiều tỏa sáng trời Âu, vượt trội Huỳnh Như(10/04/2024)
Thanh tra thực phẩm phát hiện húng quế từ Thái Lan chứa 10 loại thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn(04/04/2024)
Thanh tra đóng cửa cơ sở MK potraviny (03/04/2024)
Tại chợ SAPA, hầu hết những người vận chuyển thực phẩm bị phát hiện vi phạm pháp luật (03/04/2024)
Các tin khác:
Học sinh tìm hiểu về văn hóa Việt Nam(03/04/2024)
Tiền vệ Việt kiều toả sáng ở CH Séc bị gạch tên khỏi U23 Việt Nam(30/03/2024)
Chân gà và lòng đỏ trứng. Bác sĩ thú y phát hiện thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Sapa(27/03/2024)
Kiểm tra năm ngoái phát hiện hàng giả trị giá nửa tỷ. Lượng lớn cũng bị hải quan thu giữ trong năm nay.(25/03/2024)
Đóng cửa một phần cơ sở kinh doanh của QUANG DUC PHUNG(22/03/2024)
Hai cuộc truy quét ma túy quy mô lớn cùng lúc(22/03/2024)
Bác sĩ thú y phát hiện 300 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc trong kho lậu ở chợ Sapa(19/03/2024)
LĐBĐ Séc triệu tập Andrej Nguyễn An Khánh(15/03/2024)
Người dân từ 150 quốc gia sống ở Brno! Số người đến từ Philippines tăng gấp 3 trong 2 năm(14/03/2024)
Thanh tra kiểm tra Večerka ở Teplice và cơ sở ở Tatce(07/03/2024)
Người giữ trẻ ở Praha làm chết 1 bé gái, tí nữa làm chết 1 bé gái khác được tòa án trả tự do (07/03/2024)
Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử(06/03/2024)
Hải quan tỉnh Plzeňský phát hiện mì, bánh đa nem và thuốc lá điện tử giả(06/03/2024)
Cuộc đột kích lớn ở chợ Sapa. Hải quan với ČOI thu giữ hàng giả trị giá 95 triệu koruna(05/03/2024)
Kỷ niệm ngày 8/3 của phụ nữ Việt Nam ở Česká Lípa(04/03/2024)
Tòa bắt đầu xét xử lại vụ án tham nhũng của Thẩm phán Elischer(26/02/2024)
Đóng cửa cơ sở potraviny của TONY LE s.r.o.(25/02/2024)
Đóng một phần cơ sở potraviny ở Hořovice(21/02/2024)
Cảnh sát ngừng tìm kiếm một bé gái Việt Nam 12 tuổi ở Jesenice, họ thấy cô bé an toàn(21/02/2024)
Cảnh sát tìm kiếm Duong Thao Nhi đến từ Jesenice gần Praha vì tính mạng của cô có thể gặp nguy hiểm(21/02/2024)
Cộng đồng người Việt ở Kutná Hora đón Tết Nguyên đán(15/02/2024)
LĐBĐ Séc triệu tập cầu thủ Việt kiều U23 Việt Nam Andrej Nguyễn An Khánh(15/02/2024)
Tết ở Séc rất đầy đủ về vật chất(14/02/2024)
Tết của người Việt ở Plzeň(13/02/2024)
Sinh viên từ Việt Nam mà đâm bạn cùng lớp trong ký túc xá bị tòa án tống tạm giam(13/02/2024)
Người Việt ở Olomouc tưng bừng đón năm mới (13/02/2024)
Người Việt ở Séc đón năm mới - Năm Rồng. Họ tặng tiền trong những phong bì màu đỏ(12/02/2024)
Người Việt ở Vysočina bước vào năm con Rồng(12/02/2024)
Thay vì bánh ngọt, anh ta lại vận chuyển hai tấn sản phẩm động vật có vấn đề(11/02/2024)
Chùa Giác Nguyện Brno tổ chức đón giao thừa .Đón năm mới Giáp thìn 2024(11/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này