Tư Séc khác
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn Hóa-Thể Thao  
   Kinh Doanh-Lao Động  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Nơi cần "ai đó có một trái tim lớn" cho những người bệnh hiểm nghèo (29/12/2024)

Hai người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé là chị Phạm Thanh Hà và Vũ Thị Mỹ Hạnh nhưng lại có trái tim lớn chan chứa tình yêu thương, sự sẻ chia với những bệnh nhân người Việt ở Đức mắc bệnh hiểm nghèo

Chị Phạm Thanh Hà, chị Vũ Thị Mỹ Hạnh và Tiến sỹ Dharma Raj Bhusal, Giám đốc Dự án Dong Ban Ja. (Ảnh: Phương Hoa/Vietnam+)

Đồng hành cận tử đa văn hóa, khái niệm lần đầu tiên tôi được nghe khi có cơ hội tiếp xúc với chị Phạm Thanh Hà và Vũ Thị Mỹ Hạnh, hai người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé nhưng có trái tim lớn chan chứa tình yêu thương, sự sẻ chia với những bệnh nhân người Việt ở Đức mắc bệnh hiểm nghèo.

Chị Thanh Hà và chị Mỹ Hạnh là hai điều phối viên khu vực văn hóa châu Á của Dự án đồng hành cận tử đa văn hóa Dong Ban Ja, một trong nhiều dự án của Hiệp hội nhân đạo Đức Berlin-Brandenburg KdöR (BBK).

Đồng hành cận cử có nghĩa là hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ, để cho những bệnh nhân hiểm nghèo và thân nhân của họ có thể đi nốt chặng đường đầy khó khăn và đau đớn cuối cùng của con người một cách nhẹ nhàng nhất, thanh thản nhất.

Chị Phạm Thanh Hà, chị Vũ Thị Mỹ Hạnh và Tiến sỹ Dharma Raj Bhusal (thứ hai bên phải), Giám đốc Dự án Dong Ban Ja, cùng các điều phối viên Dự án. (Ảnh: Phương Hoa/Vietnam+)

Dong Ban Ja do một điều phối viên người Hàn Quốc khởi xướng năm 2005 nên dự án có một cái tên Hàn Quốc. Dong Ban Ja trong tiếng Hàn có nghĩa là đồng hành. Vì những bệnh nhân nan y và những người kề cận cái chết cũng như gia đình và thân nhân của họ cần được quan tâm đặc biệt, nhất là những người bệnh có nguồn gốc nhập cư ở nơi đất khách quê người, Dự án chăm sóc cận tử đa văn hóa Dong Ban Ja tạo cơ hội cho những bệnh nhân này được tận hưởng một cuộc sống xứng đáng và tự quyết cho đến phút chót của cuộc đời.

Dong Ban Ja quan tâm đến những nhu cầu về thể lực, tâm lý, xã hội, tín ngưỡng và ý thức hệ được tạo ra từ văn hóa và nguồn gốc di cư của các bệnh nhân.

Dong Ban Ja đồng hành trước hết với những người có nguồn gốc di cư đang ở vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời. Những người này với tập quán, phong tục văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm sống khác biệt, cũng như những cảm nhận bệnh tật mang đặc thù văn hóa của họ trong cuộc sống hàng ngày, có thể làm người khác hiểu lầm. Bởi vậy, cần dành cho họ sự đồng hành và hỗ trợ, thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, với một hiểu biết và cảm thông sâu sắc, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch hay ý thức hệ.

Những điều phối viên trong biên chế của Dự án và những thiện nguyện viên của Dong Ban Ja hầu hết có nguồn gốc nhập cư. Họ xuất xứ từ nhiều khu vực văn hóa và ngôn ngữ khác nhau nên có sự hiểu biết về nhu cầu và nguyện vọng của những bệnh nhân cận tử có nguồn gốc nhập cư và người thân của họ.

Các điều phối viên Dự án Dong Ban Ja gặp mặt cuối năm với các thiện nguyên viên các nước. (Ảnh: Phương Hoa/Vietnam+)

Những dịch vụ mà Dong Ban Ja dành cho những bệnh nhân của mình là miễn phí và tất cả nhân viên của Dự án đều phải tuân thủ nghĩa vụ bảo mật thông tin.

Các điều phối viên và thiện nguyện viên tham gia dự án giúp cung cấp thông tin về chăm sóc giảm nhẹ, khẳng định nguyện vọng được chăm sóc của người bệnh tại các tổ chức chăm sóc, cơ sở dưỡng lão, cơ sở chăm sóc cuối đời, và cơ sở mai táng…

Họ cũng giúp đỡ và giảm bớt những căng thẳng cho những thân nhân qua việc thăm hỏi tại nhà, tại bệnh viện hay trong các cơ sở chăm sóc. Họ trò chuyện, lắng nghe hoặc hỗ trợ bệnh nhân khi có khó khăn về ngôn ngữ. Và cuối cùng, họ đồng hành với các gia đình trong cả giai đoạn tang lễ.

Dong Ban Ja có những khoá đào tạo dành cho những người có nguyện vọng trở thành thiện nguyện viên cho công việc chăm sóc cận tử đa văn hóa. Trong các khóa đào tạo này, các thiện nguyện viên tương lai sẽ làm quen với các đề tài như bệnh tật, tuổi già, sự hấp hối, cái chết và nghi thức tang lễ trong xã hội nhập cư.

Kể từ khi bắt đầu hỗ trợ cộng đồng Việt Nam từ năm 2011 đến nay, Dự án đã có ba khóa đào tạo thiện nguyện viên gốc Việt. Số lượng thiện nguyện viên gốc Việt hiện là gần 30 người, thuộc nhiều lứa tuổi và trình độ học vấn cũng như các tôn giáo khác nhau, người nhiều tuổi nhất đã 80 và ít tuổi nhất là 24 tuổi.

Mỗi năm, Dong Ban Ja đồng hành với 40-50 bệnh nhân cận tử người gốc Việt cùng với thân nhân của họ. Kể từ khi thành lập, nhóm thiện nguyện viên Việt Nam đã đồng hành cùng trên 300 bệnh nhân nặng và cận tử cùng với những người thân của họ.

Do đặc thù của những bệnh nhân cận tử vào thời gian cuối thường quên nhiều tiếng Đức và hầu như chỉ nhớ và nói tiếng mẹ đẻ, nhiều bệnh nhân là những người sống độc thân hoặc có gia đình ở xa, nên sự thăm hỏi của những thiện nguyện viên trong dự án - những người đồng hương - là một niềm vui, niềm an ủi rất lớn đối với họ.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Dự án hiện nay là thu hút các thiện nguyện viên, nhất là những người trẻ. Dự án thiện nguyện này không đòi hỏi những đóng góp về vật chất nhưng lại cần những đóng góp lớn hơn, là tinh thần và thời gian.

Chị Phạm Thanh Hà cùng nhóm thiện nguyện viên Việt Nam. (Ảnh: Phương Hoa/Vietnam+)

Tiêu chí tuyển thiện nguyện viên nghe dường như rất đơn giản như Tiến sỹ Dharma Raj Bhusal, Giám đốc Dự án Dong Ban Ja, đã nói chỉ cần "someone with a big heart" - "Ai đó có một trái tim lớn," ai đó có đủ tình thương và sự đồng cảm.

Đơn giản vậy thôi nhưng không hề dễ dàng! Thiện nguyên viên Việt Nam lớn tuổi nhất nay đã 80 tuổi và lứa thiện nguyện viên này cũng dần phải được bổ sung thêm những người trẻ, sung sức, am hiểu về văn hoá Việt Nam, am hiểu về xã hội Đức, thông thạo cả tiếng Việt và tiếng Đức. Trên hết, họ có thể dành thời gian và công sức để hỗ trợ các bệnh nhân cận tử khi cần.

Khóa đào tạo cho thiện nguyện mới sẽ bắt đầu vào tháng 2/2025 và Dong Ban Ja vẫn đang chờ đợi những người có "trái tim lớn" để cùng đồng hành.

Tham dự buổi gặp mặt cuối năm của năm nhóm khu vực văn hoá trong Dong Ban Ja với các điều phối viên và các thiện nguyên viên của họ, tôi càng cảm nhận được sự nồng ấm trong trái tim của những con người đang làm công việc thầm lặng nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn này, nhất là đối với văn hoá phương Đông.

Dong Ban Ja luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh thiêng liêng mà bà Cicely Mary Strode Saunders, người sáng lập ra trường phái chăm sóc giảm nhẹ, đã truyền cảm hứng: "Bạn quan trọng vì bạn là chính mình. Bạn quan trọng cho đến giây phút cuối của cuộc đời mình. Chúng tôi sẽ làm tất cả để bạn không chỉ ra đi thanh thản mà còn được sống trọn vẹn đến từng giây phút cuối của cuộc đời."

Chia sẻ với tôi, chị Phạm Thanh Hà, điều phối viên lâu năm của Dự án cho biết: "Cùng với các bác sỹ và điều dưỡng viên trong bệnh viện và các cơ sở chăm sóc, sự đồng hành của chúng tôi sẽ giúp bệnh nhân không phải sống trong đau đớn và mất đi trong nỗi cô đơn"./.

Thu Hằng (Vietnam+) 

Tin mới:
Không khí Tết đã về với cộng đồng người Việt ở nước Nga(15/01/2025)
Thị trưởng Mỹ gốc Việt bị bắt với cáo buộc liên quan đến ma túy (13/01/2025)
Sinh viên Việt tại Pháp quảng bá tinh thần và giá trị truyền thống dân tộc(13/01/2025)
Tết cộng đồng gắn kết những người con xa xứ ở Thụy Điển và Latvia(13/01/2025)
Một người Việt thiệt mạng trong vụ lật phà ở Hàn Quốc(09/01/2025)
Tuyên dương sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” năm 2024 tại Nga(08/01/2025)
Chủ siêu thị gốc Việt ở New Orleans bị bắn chết(05/01/2025)
Những gương mặt khoa học Việt được quốc tế vinh danh 2024(28/12/2024)
Hungary: Hoạt động hỗ trợ người dân bản địa mùa Giáng sinh để lại dư âm lớn(25/12/2024)
Cộng đồng người Việt tại Nga tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt(23/12/2024)
Các tin khác:
150 thực tập sinh Việt bị công ty Nhật nợ lương hàng chục triệu yen(23/12/2024)
Mang hương vị Tết đến với các phạm nhân người Việt ở Đức(19/12/2024)
Hằng Ella - Người Việt thành công tại Đức, hỗ trợ công việc cho người Việt tại Châu Âu(18/12/2024)
Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Italy(17/12/2024)
Các cựu chiến binh Việt Nam tại Đức ôn lại chặng đường lịch sử(16/12/2024)
Ông Đỗ Xuân Hoàng được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức người Việt Nam tại Liên bang Nga(16/12/2024)
Bế mạc Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài(14/12/2024)
Người Việt ở Kazan - cộng đồng đoàn kết, gắn bó(09/12/2024)
Hội sinh viên Việt Nam tại Nga khai trương phòng Thư viện Thanh niên(09/12/2024)
Người phụ nữ bị đẩy từ tầng 9 tòa nhà cao tầng (08/12/2024)
Tập huấn về giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài(02/12/2024)
Ra mắt Hội đồng hương thành phố Chí Linh tại Liên bang Nga(01/12/2024)
Cô gái Pháp tìm được mẹ ruột chưa đầy 1 ngày sau bài báo trên Thanh Niên(25/11/2024)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ bà con kiều bào tại Đan Mạch(25/11/2024)
Cướp bịt mặt lấy đi hơn 100 ngàn euro của một gia đình Việt Nam: Người con trai bị đánh dã man(22/11/2024)
Giải bóng đá kết nối cộng đồng người Việt tại miền Nam nước Đức(20/11/2024)
Đại hội Hiệp hội người Việt Nam tại Hungary: Hy vọng một tương lai tốt đẹp(20/11/2024)
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Nơi gìn giữ tiếng Việt tại Thụy Sĩ(19/11/2024)
Chương trình tri ân thầy cô giáo dạy tiếng Việt ở Liên bang Nga(18/11/2024)
Cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển chung sức đồng lòng đóng góp vào sự phát triển của quê hương(12/11/2024)
Kết nối người Việt ở châu Âu “Vì biển đảo Việt Nam”(11/11/2024)
Kiều bào tại Vương quốc Hà Lan hướng về người dân vùng lũ(05/11/2024)
Gặp mặt hội đồng hương Hà Tĩnh tại Ba Lan(03/11/2024)
Festival sinh viên “Tôn vinh tiếng Việt, văn hóa Việt” tại Italy(28/10/2024)
Ra mắt câu lạc bộ áo dài Việt Nam tại Slovakia(25/10/2024)
Thành phố Leipzig của Đức chào đón thực tập sinh Việt Nam(25/10/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga(25/10/2024)
Kiều bào đề nghị tăng tần suất chuyến bay đến Nga(24/10/2024)
Chuỗi nhà hàng Anh từ bỏ bản quyền từ "phở" trong thương hiệu(23/10/2024)
Người “giữ lửa” Việt tại Áo(23/10/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này