Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Gia đình
Con người già đi đáng kể ở hai giai đoạn nào trong đời? (16/08/2024)

Theo The Guardian, những phát hiện cho thấy quá trình lão hóa không phải là một quá trình chậm rãi và ổn định có thể giải thích vì sao có sự gia tăng đột biến các vấn đề sức khỏe ở một số độ tuổi nhất định.

Quá trình lão hóa không diễn ra chậm rãi và ổn định mà thay vào đó diễn ra trong ít nhất hai đợt tăng tốc nhanh chóng - Ảnh: Kosmoderma

Nếu bạn nhận thấy sự xuất hiện đột ngột của nếp nhăn, đau nhức hoặc cảm giác chung là mình đã già đi chỉ sau một đêm, có thể có lời giải thích khoa học cho điều này. 

Nghiên cứu cho thấy rằng quá trình lão hóa không diễn ra chậm rãi và ổn định, thay vào đó diễn ra trong ít nhất hai đợt tăng tốc nhanh chóng.

Những giai đoạn tăng tốc trong quá trình già đi

Nghiên cứu đã theo dõi những người từ 25 đến 75 tuổi, phát hiện ra hai đợt thay đổi lớn liên quan đến lão hóa vào khoảng 44 tuổi và một lần nữa vào khoảng 60 tuổi.

Những phát hiện này có thể giải thích tại sao một số vấn đề sức khỏe như về cơ xương khớp và bệnh tim mạch lại tăng đột biến ở một số độ tuổi nhất định.

"Chúng ta không chỉ thay đổi dần dần theo thời gian. Có những thay đổi rất đáng kể", giáo sư Michael Snyder, nhà di truyền học và giám đốc Trung tâm Hệ gene học và Y học cá nhân tại Đại học Stanford và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

"Hóa ra khoảng giữa 40 tuổi là thời điểm có những thay đổi đáng kể, cũng như khoảng đầu 60 tuổi, và điều này đúng bất kể bạn xem xét loại phân tử nào", ông nói.

Nghiên cứu đã theo dõi 108 tình nguyện viên, những người đã nộp mẫu máu và phân cùng với các mẫu da, miệng và mũi mỗi vài tháng trong khoảng thời gian từ 1 đến gần 7 năm.

Bệnh liên quan đến tuổi tác không tăng theo cấp số nhân

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 135.000 phân tử khác nhau (RNA, protein và chất chuyển hóa) và vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút và nấm sống trong ruột và trên da của người tham gia). Khi các nhà khoa học tìm kiếm các cụm phân tử có sự thay đổi lớn nhất, họ nhận thấy những biến đổi này thường xảy ra khi mọi người ở khoảng giữa 40 tuổi và đầu 60 tuổi.

Đợt lão hóa tăng đột ngột vào giữa độ tuổi 40 là điều bất ngờ và ban đầu được cho là do kết quả bị lệch bởi những thay đổi trong giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ.

Nhưng dữ liệu đã tiết lộ những thay đổi tương tự cũng diễn ra ở nam giới ở độ tuổi giữa 40.

"Điều này cho thấy rằng mặc dù mãn kinh hoặc tiền mãn kinh có thể đóng góp vào những thay đổi quan sát thấy ở phụ nữ ở độ tuổi giữa 40, nhưng có thể có những yếu tố khác, quan trọng hơn, ảnh hưởng đến những thay đổi này ở cả nam và nữ", tiến sĩ Xiaotao Shen, cựu học giả sau tiến sĩ tại Trường y Stanford và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu, đang làm việc tại Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, cho biết.

Đợt thay đổi đầu tiên bao gồm các phân tử liên quan đến bệnh tim mạch và khả năng chuyển hóa caffeine, rượu và lipid. Đợt thay đổi thứ hai bao gồm các phân tử liên quan đến điều chỉnh hệ miễn dịch, chuyển hóa carbohydrate và chức năng thận.

Các phân tử liên quan đến lão hóa da và cơ thay đổi trong cả hai thời điểm. Nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng có thể có một đợt tăng tốc lão hóa muộn hơn vào khoảng 78 tuổi, nhưng nghiên cứu mới nhất không thể xác nhận điều này vì những người tham gia lớn tuổi nhất chỉ mới 75 tuổi.

Mô hình này phù hợp với bằng chứng trước đó cho thấy nguy cơ mắc nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác không tăng theo cấp số nhân, với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch tăng mạnh sau 60 tuổi.

Cũng có thể một số thay đổi này có liên quan đến các yếu tố lối sống hoặc hành vi. Ví dụ, sự thay đổi trong quá trình chuyển hóa rượu có thể là kết quả của việc tiêu thụ rượu tăng lên ở độ tuổi giữa 40, đây có thể là khoảng thời gian căng thẳng trong cuộc sống.

Các phát hiện có thể giúp nhắm mục tiêu can thiệp, chẳng hạn như tăng cường tập thể dục trong các giai đoạn mất cơ nhanh chóng. "Tôi tin rằng chúng ta nên cố gắng điều chỉnh lối sống của mình trong khi vẫn còn khỏe mạnh", Snyder nói.

Những phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Aging.

BÌNH MINH (TTO)

Tin mới:
Sinh con bí mật nhưng an toàn. Mỗi năm có hơn chục trẻ mồ côi mẹ trong bệnh viện phụ sản(08/09/2024)
Cần có 5 năm thu nhập của hộ gia đình hàng năm để mua một căn hộ cỡ trung bình ở Séc(05/09/2024)
Người dân không còn khăng khăng đòi sống ở nhà riêng, chỉ chưa đến một nửa muốn điều đó(05/09/2024)
Công dân EU sẽ phải đăng ký khi lưu trú hơn 90 ngày, chính phủ phê duyệt(29/08/2024)
Bệnh quai bị gia tăng đáng kể ở Séc(15/08/2024)
Gần một nửa số trẻ em không đội mũ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn xe đạp(27/07/2024)
Một phần ba người Séc không có đủ tiền mua đồ nội thất và nhiều người thiếu tiền mua thịt(07/07/2024)
Có tới hàng ngàn trẻ em bị bỏ rơi vẫn còn ở bệnh viện mỗi năm(23/06/2024)
Xét nghiệm máu phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt, cứ 7 người đàn ông trong đời sẽ mắc bệnh này(19/06/2024)
Chính phủ quyết định việc ly hôn sẽ dễ dàng hơn. Nói rằng việc trừng phạt trẻ em là không thể chấp nhận được(13/06/2024)
Các tin khác:
Căn hộ trung bình sẽ tăng giá hàng trăm nghìn mỗi năm, Ngân hàng Quốc gia Séc ČNB dự đoán(08/06/2024)
Jakub và Eliška vẫn đứng đầu những tên em bé phổ biến nhất(30/05/2024)
Phụ nữ có mức lương hưu thấp hơn nam giới 2 500 Kč(29/05/2024)
Sự quan tâm đến tài khoản tiết kiệm tăng lên. Người dân ít đầu tư vào bất động sản(25/05/2024)
Tinh dịch của con người chứa đầy thuốc trừ sâu. Các nhà khoa học Pháp phát hiện ra glyphosate trong đó(20/05/2024)
Đời sống tình dục của người Séc hiện đại trông như thế nào?(13/05/2024)
Tỷ lệ sinh ở Séc đang giảm mạnh(04/05/2024)
Từ tháng 9 sẽ phạt nặng việc sử dụng nồi hơi cũ(20/04/2024)
Căn hộ nhỏ là hoàn vốn nhanh nhất(18/04/2024)
Có rất nhiều vấn đề với người thuê nhà. Nhà nước đang chuẩn bị giải pháp, việc trục xuất sẽ dễ dàng hơn(12/04/2024)
Các ca bệnh ghẻ đang gia tăng(10/04/2024)
Thêm 1 100 người mắc bệnh ho gà trong một tuần(08/04/2024)
Từ tháng 9, phụ huynh sẽ trả 800 koruna mỗi tháng cho trẻ học tại các trường mẫu giáo do Praha thành lập(02/04/2024)
Bệnh lao gia tăng ở Séc, một nửa số bệnh nhân là người nước ngoài(12/03/2024)
Người Séc uống trung bình 10 lít rượu nguyên chất mỗi năm(04/03/2024)
Khoảng nửa triệu người ở Séc có vấn đề về thính giác(04/03/2024)
Hơn một phần ba người Séc sẽ bị béo phì vào năm 2030(02/03/2024)
Ngày càng có nhiều người gặp khó khăn trong việc trả tiền mua nhà(02/03/2024)
Cứ 1/5 phụ nữ ở Séc đều từng bị cưỡng hiếp(23/02/2024)
Thị trường bất động sản tại Séc đang phát triển mạnh mẽ(21/02/2024)
Bệnh ho gà tăng đột biến. Nó lây lan ở trẻ em ở tỉnh Jihočeský(21/02/2024)
Các nhà sản xuất tăng giá nước giải khát(19/02/2024)
Nhà nước xem xét việc trông trẻ hàng xóm(11/02/2024)
Ngày càng nhiều người trẻ được hưởng trợ cấp tàn tật do bệnh tâm thần(11/02/2024)
Số nạn nhân của bạo lực tình dục ngày càng gia tăng(18/01/2024)
Khoảng 92 nghìn trẻ em được sinh ra ở Séc vào năm ngoái, đây là một trong những năm ít nhất trong lịch sử(08/01/2024)
Hơn một nghìn người Séc cần được cấy ghép. Nhưng các bác sĩ khẳng định đang thiếu tạng(10/12/2023)
Một phần tư số hộ gia đình mua quà ngay trước Giáng sinh, một cuộc khảo sát tiết lộ(09/12/2023)
Bé 6 tuổi bị đứt ngón tay, bác sĩ Ostrava đã khâu lại(29/11/2023)
Người Séc muốn chống lạm phát bằng cách đầu tư vào vàng hoặc bất động sản(19/11/2023)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này