Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Việt Nam với Séc, EU
Việt Nam đã xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa - Trường Sa lâu đời, liên tục nhiều thế kỷ (19/08/2020)

Thêm một lần nữa, quan điểm đó tiếp tục được khẳng định bằng các chứng cứ lịch sử, cơ sở pháp luật, tại hội thảo xác lập chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vừa tổ chức chiều 18-8 tại Huế.

Bản đồ vẽ hình thể phủ Quảng Ngãi trong tập Thiên hạ bản đồ, biên soạn vào thời Lê (thế kỷ 18), sao lục thời Nguyễn (thế kỷ 19).Chú dẫn phía trên bản đồ này có miêu tả địa danh Bãi Cát Vàng (tức quần đảo Hoàng Sa) phía ngoài khơi Quảng Ngãi - Tư liệu Nhà trưng bày Hoàng Sa - Đà Nẵng

Hội thảo khoa học "Quá trình xác lập chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức, với sự tham gia của nhiều chuyên gia sử học và luật học từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM và nhiều địa phương khác.

Xác lập chủ quyền thì phải nhân danh nhà nước

Các chuyên gia đã tiếp tục trình bày một cách đầy đủ và hệ thống về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong hai thời kỳ: trước năm 1945, và từ năm 1945 đến nay. Đồng thời, trình bày các cơ sở pháp lý và quá trình đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Đỗ Bang - phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, chủ tịch Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế - cho biết đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về chủ quyền biển đảo của một quốc gia, nhưng ý kiến chung nhất để thừa nhận chủ quyền, chủ nhân là phải nhân danh nhà nước, phải thông qua tư liệu của nhà nước và được nước ngoài hoặc một tổ chức quốc tế thừa nhận ở các mức độ khác nhau.

"Chủ quyền biển đảo không thể nhân danh cá nhân của người phát hiện, thám hiểm, vẽ bản đồ, đặt tên hoặc nhân danh của một tổ chức quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa hay nhân danh chính quyền của một địa phương. Với lập luận này cho ta thấy Việt Nam đã xác lập chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa lâu đời, liên tục trong nhiều thế kỷ", PGS Đỗ Bang nhấn mạnh.

Chủ quyền được xác lập bằng châu bản, chính sử, bản đồ quốc gia

PGS Đỗ Bang cho biết nhiều nguồn tư liệu chính thống của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau, cùng tài liệu điền dã kết hợp với tư liệu nước ngoài, đã minh chứng tính liên tục về chủ quyền của Nhà nước Việt Nam thời chúa Nguyễn và Tây Sơn, đã được Trung Quốc, Hà Lan và nhiều nước trên thế giới thừa nhận.

Châu bản triều Nguyễn về quần đảo Hoàng Sa tại Nhà trưng bày Hoàng Sa - Đà Nẵng - Ảnh:MINH TỰ

Nhà nước Việt Nam dưới thời các vua Nguyễn tiếp tục thực thi chủ quyền đó tại Hoàng Sa và Trường Sa, từ đầu thế kỷ 19 đến năm 1945. Theo PGS Đỗ Bang, các nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam tại Biển Đông, không có nước nào có bộ châu bản (văn bản của nhà nước), bộ chính sử của nhà nước và bộ bản đồ quốc gia ghi lại.

Cưỡng đoạt Hoàng Sa là vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiệp định Paris

Các tham luận tại hội thảo nhắc lại việc nhà nước triều Nguyễn chấm dứt (8-1945) nhưng chủ quyền biển đảo Việt Nam vẫn tiếp tục được các thể chế chính trị tiếp đó thực thi. 

Tại hội nghị quốc tế San Francisco (Hoa Kỳ) từ ngày 5 đến 8-9-1951, tuyên bố của thủ tướng kiêm ngoại trưởng chính quyền quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được các nước tham dự hội nghị thừa nhận. Hội nghị San Francisco là cơ sở pháp lý quốc tế đầu tiên, lớn nhất và thống nhất cao về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Quang cảnh hội nghị San Francisco 1951 - Ảnh tư liệu

TS Nguyễn Thanh Minh cho biết những văn kiện pháp lý quốc tế từ Tuyên bố Cairo ngày 27-11-1943, Tuyên ngôn hội nghị Potsdam ngày 26-7-1945, Hội nghị Genève (1954), Hiệp định Paris (1973) đã không xác nhận chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào khác đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam.

Khu nhà đồn trú của lính địa phương quân Việt Nam Cộng hòa trên đảo Hoàng Sa năm 1959 - Ảnh tư liệu trong sách Kỷ yếu Hoàng Sa

"Do đó, hành vi nhà cầm quyền Trung Hoa dùng lực lượng quân sự cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 1-1974 là vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Hiệp định Paris (1-1973) về chủ quyền của Việt Nam mà chính họ đã cam kết tôn trọng", PGS Đỗ Bang nhấn mạnh trong phát biểu đề dẫn.

Kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là cần thiết

PGS.TS Trương Minh Dục cho biết, theo luật pháp quốc tế đương đại về thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia được coi là có chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ khi quốc gia đó chứng minh được mình đã chiếm hữu, thực thi, quản lý và khai thác lãnh thổ đó với tư cách nhà nước một cách liên tục, hòa bình. 

Như vậy, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

TS Lê Nhị Hòa nhận định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông không thể thay đổi sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nghiên cứu về vấn đề kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế, theo ThS Trần Việt Dũng, đó là giải pháp cần thiết của Nhà nước Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay. Với những căn cứ đã có, cùng với nhận định của các chuyên gia pháp luật quốc tế, ThS Việt Dũng có niềm tin rằng: Việt Nam sẽ chiến thắng nếu kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế.

Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế có trụ sở tại The Hague, Hà Lan - Ảnh tư liệu

Hội thảo cho rằng, đến lúc này, giải pháp kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là cần thiết, tối ưu, đúng đắn và đúng lúc; vì sau các giải pháp chính trị và ngoại giao hết sức kiên trì qua hàng chục năm đều không mang lại hiệu quả.

MINH TỰ (TTO)

Tin mới:
Thành phố Hạ Long tiếp đoàn công tác của Đại sứ Cộng hòa Séc(21/04/2024)
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dự Giỗ Tổ Hùng Vương(21/04/2024)
Thầy cũ ở châu Âu của Filip Nguyễn ứng tuyển dẫn dắt ĐT Việt Nam(20/04/2024)
Tiếp tục hồi hương những người Việt không được Anh cho cư trú(19/04/2024)
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary(18/04/2024)
Việt Nam, LB Nga thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo(17/04/2024)
Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh, Nghệ An(17/04/2024)
Thông báo học bổng Chính phủ du học tại Romania năm 2024(17/04/2024)
Đường bay Việt Nam đi châu Âu tránh xa vùng xung đột Trung Đông(15/04/2024)
Cộng hoà Séc muốn sớm mở đường bay thẳng, tuyển nhiều lao động từ Việt Nam(10/04/2024)
Các tin khác:
Cảnh sát Slovakia buộc tội 8 người, trong đó có cựu cố vấn của Fico, trong vụ bắt một người Việt Nam(06/04/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Piotr Zgorzelski(28/03/2024)
VFF chính thức bổ nhiệm người thay thế HLV Troussier(28/03/2024)
VOV và Đài Phát thanh Quốc gia Bulgaria ký thỏa thuận hợp tác(26/03/2024)
Đại học Baťa sẽ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ(23/03/2024)
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y Việt Nam có thể đến Séc vào đầu năm 2025(21/03/2024)
Việt Nam - Cộng hòa Séc tăng cường hợp tác đầu tư trong nông nghiệp(21/03/2024)
Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước(21/03/2024)
Máy bay huấn luyện L-39NG đầu tiên của Séc tại Việt Nam(20/03/2024)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ(20/03/2024)
TPHCM mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ với Cộng hòa Séc trên các lĩnh vực(20/03/2024)
CH Séc mong muốn xuất khẩu bò giống, sản phẩm thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam(20/03/2024)
Výborný bay đến Philippines và Việt Nam. Vì bia, thịt và lao động(14/03/2024)
Vietnam Airlines sẽ bắt đầu bay tới Munich vào tháng 10(12/03/2024)
Việt Nam và Slovenia tham vấn chính trị, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ(12/03/2024)
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan(09/03/2024)
Lý do Vietnam Airlines hủy liên tiếp các chuyến bay đi Đức(06/03/2024)
Tổng thống Séc nhận giấy ủy nhiệm của các đại sứ mới trong đó có đại sứ Việt Nam(05/03/2024)
Cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Thụy Sĩ(05/03/2024)
Các nghị sĩ sẽ bay tới Việt Nam, Argentina, Philippines và một lần nữa tới Đài Loan(29/02/2024)
Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 tại Nga sẽ quy tụ 28.000 người tham gia(27/02/2024)
Khai trương Phòng thư viện Việt Nam tại Viện nghiên cứu của nước Nga(23/02/2024)
Kazakhstan khai thác chuyến bay từ Nga đến Việt Nam(18/02/2024)
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”(03/02/2024)
Dự báo lượng du khách Nga đến thăm Việt Nam sẽ tăng nhanh(01/02/2024)
Những người về hưu ở Séc nhìn chung đứng thứ 10 trên thế giới, thậm chí đứng đầu về phúc lợi vật chất(26/01/2024)
Tổng thống Steinmeier: Lao động Việt có thể giúp Đức cải thiện thiếu hụt nhân lực(24/01/2024)
Tổng thống Đức đến Việt Nam(23/01/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm trường cũ tại Romania(22/01/2024)
Các bãi đậu xe ở khu trượt tuyết lại một lần nữa quá tải, cảnh sát kiểm soát giao thông(21/01/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này