Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Vợ Việt chồng Tây ở châu Âu về nông thôn tự cách ly phòng dịch Covid-19 (16/05/2020)

Vì chung cư ở Copenhagen (Đan Mạch) của cặp vợ Việt chồng Tây có khá nhiều các cụ đã lớn tuổi, sợ lỡ lây bệnh Covid-19 cho họ nên chị Hoàng Oanh cùng chồng đã dọn về ‘summer house’ ở nông thôn để tự cách ly.

Đường phố ở Đan Mạch vẫn khá vắng vẻ - ẢNH: TRÚC LY

Đan Mạch sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế, phong tỏa để phòng dịch Covid-19. Trong giai đoạn 3 của kế hoạch tái mở cửa đất nước, bắt đầu từ ngày 8.6, các viện bảo tàng, công viên vui chơi giải trí và rạp chiếu phim sẽ mở cửa trở lại. Ngoài ra, số người tụ tập tối đa ở nơi công cộng sẽ được tăng lên 30 - 50 người thay vì 10 người như trước. 

Trong thời gian cách ly phòng dịch Covid-19, người vợ Việt Nguyễn Thị Hoàng Oanh (37 tuổi, quốc tịch Việt Nam) cùng chồng Tây đã chọn cách về nông thôn vì ở đó rất vắng vẻ.

Về nông thôn tránh dịch

Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát ở châu Âu, chị Hoàng Oanh (hiện ở Đan Mạch cùng chồng) liên tục nhận được tin nhắn hỏi thăm của bạn bè ở Việt Nam. Và câu trả lời của chị Hoàng Oanh luôn luôn là rất ổn vì chị tin vào những giải pháp mà Chính phủ Đan Mạch đang thực hiện.

Chị Oanh kể, khi dịch mới bắt đầu chị vẫn đang còn ở Việt Nam nên luôn làm theo những hướng dẫn trong tin nhắn mỗi ngày của Bộ Y tế. Sau đó chị mới sang lại châu Âu cùng chồng thì lại làm theo hướng dẫn rất cụ thể của Thủ tướng Đan Mạch: “Hãy thể hiện sự yêu thương nhau bằng cách tránh xa nhau ra, hãy giúp đất nước bằng cách mặc đồ ngủ và ở nhà xem phim giùm, và hãy bảo vệ người già, yếu bằng cách không đi thăm họ”.

Giờ cao điểm ở thủ đô Đan Mạch rất vắng - ẢNH: HOÀNG OANH

Vậy nên từ khi có lệnh phong tỏa, vợ chồng chị đã dọn về "summer house" (ngôi nhà dùng để nghỉ mát vào mùa hè) ở nông thôn để tự cách ly. “Chung cư tụi mình ở Copenhagen có khá đông các cụ lớn tuổi, lỡ lây bệnh cho họ thì khổ. Chồng mình bảo nếu xui mà dính thì cũng hy vọng sức khỏe của hai đứa sẽ tự vượt qua được, không phải vào bệnh viện để nhường chỗ cho người già và người yếu. Hy vọng tất cả chúng ta đều ổn”, chị Oanh chia sẻ.

Sau 3 tuần ở nông thôn, thấy đất nước đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh, tình hình ổn định, vợ chồng chị mới trở lại Copenhagen để tiếp tục công việc. Đến thủ đô, chị Hoàng Oanh bất ngờ vì thấy chính quyền thành phố đặt biển đi bộ một chiều ở bờ hồ. Điều này có nghĩa là dù đi bộ hay chạy bộ thì người dân cũng đều phải đi một chiều và phải cách xa nhau để người này không đến gần người kia.

Người dân Đan Mạch được ra đường nhưng phải giữ khoảng cách với người khác - ẢNH: HOÀNG OANH

Theo lời chị Hoàng Oanh, dù đang phong tỏa nhưng người dân Đan Mạch vẫn được ra đường miễn đứng cách xa người lạ. Tuy nhiên, đất nước này chỉ có 5,8 triệu dân, nên bình thường đường phố cũng khá vắng vẻ.

“Đan Mạch đóng biên giới từ 11.3, phản ứng khá nhanh so với các nước châu Âu khi có dịch Covid-19 nên nhìn chung đất nước kiểm soát được tình hình. Từ 15.4, học sinh từ mẫu giáo đến tiểu học đã đi học trở lại”, chị Hoàng Oanh cho hay.

Khẩu trang để dành cho bác sĩ

Đan Mạch cũng như nhiều nước châu Âu khác, người dân vốn suy nghĩ khẩu trang chỉ dành cho y bác sĩ hoặc người đang bệnh. Do vậy, dù có sẵn khẩu trang nhưng chị Hoàng Oanh cũng không đeo vì sợ bị kỳ thị. Ở nhà thuốc, người dân cũng không mua được khẩu trang, nhưng nước rửa tay thì mỗi người mua được một chai.

Đan Mạch chỉ có 5,8 triệu dân nên khi chưa phong tỏa đường phố cũng khá vắng - ẢNH: HOÀNG OANH

“Dù không đeo khẩu trang nhưng tôi cũng không lo mấy, vì đặc trưng ở đường phố rất vắng vẻ. Bản tính dân Bắc Âu cũng lạnh lùng, luôn giữ khoảng cách với nhau nên ra đường đi dạo vẫn thấy ổn vì không có đông người ở xung quanh mình”, chị Hoàng Oanh chia sẻ.

Theo quan sát của chị Hoàng Oanh, những ngày đất nước phong tỏa, người dân đều nghiêm túc làm theo hướng dẫn của chính phủ, không ai hoảng loạn. Trời nắng đẹp họ vẫn ra phơi nắng uống bia, mọi người tự ý thức giữ khoảng cách an toàn với nhau.

Cả tháng không gặp gỡ người thân

Chị Nguyễn Vũ Trúc Ly (35 tuổi, quê Cà Mau) - vợ Việt lấy chồng người Đan Mạch và hiện ở TP.Esbjerg cho biết, đã cả tháng qua vợ chồng chị không gặp gỡ người thân, bạn bè theo yêu cầu của nhà nước. Mọi việc thăm hỏi, tiệc tùng đều phải hoãn lại chờ khi hết dịch và cũng không ai có thể trách ai được. Cũng khá buồn nhưng chị xem đây là cơ hội để vợ chồng có nhiều thời gian cho nhau hơn.

Mỗi chiều, chị Ly đều đi bộ quanh khu phố để tập thể dục. Không mua được khẩu trang y tế, chị Ly dùng khẩu trang vải che kín mặt và luôn nhận được vô vàn ánh mắt ngạc nhiên khi đi ra đường.

Ở Esbjerg còn vắng hơn so với ở thủ đô - ẢNH: TRÚC LY

Chị Ly bật cười kia sẻ: “Dù thấy mình khá dị ở nơi này nhưng đeo khẩu trang sẽ làm tôi cảm thấy an tâm hơn. Việc phòng bệnh không có gì là sai cả, người dân ở đây tuy không mang khẩu trang nhưng họ luôn giữ khoảng cách với nhau. Chồng tôi cũng không thể chịu được khi đeo khẩu trang, mỗi lần nhắc anh đeo anh đều nói đeo vào không thở nổi”.

Thông thường, vợ chồng chị Ly sống ở Đức, mỗi ngày, chồng chị chạy xe 90 phút sang Đan Mạch để làm việc. Đợt trước khi có lệnh phong tỏa Đan Mạch, để tiện chăm sóc chồng, chị quyết định sang nhà ở Đan Mạch trong quãng thời gian đóng biên giới này.

“Ở đây những người từng tiếp xúc với người bị nhiễm Covid-19 dù là F1 nhưng cũng không phải đi cách ly tập trung mà được khuyên tự cách ly ở nhà. Khi nào cảm thấy khó thở thì mới gọi y tế hỗ trợ”, vợ Việt kể về điểm khác biệt ở đất nước này với quê nhà.

Vũ Phượng (Thanh Niên online)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này