Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Nhật ký của Linh (29/08/2019)

Câu chuyện kể ra đây là một chuyện tình lãng mạn – một tình yêu chân thành trên bút và giấy của hai em khuyết tật bẩm sinh do hậu quả chiến tranh để lại. Các em vẫn vui sống với bệnh tật của mình, cho đến một ngày gặp nhau với tình thương nảy nở tuổi thanh xuân...

Hôm nay Paris lại mưa, cơn mưa của mùa hè sau những ngày nóng bức có ngày lên đến 40 độ. Trong khi đó ở những nơi miền Trung quê hương có gió Lào, nhiều tháng phải khổ cực với cái nóng gay gắt lên đến 40 độ là chuyện thường.

Tôi sắp xếp lại hồ sơ chất đống bừa bãi trong phòng, chợt thấy những mảnh giấy học sinh rơi rớt xung quanh, định xé bỏ nhưng rồi lại mở ra coi lại. Thì ra đây chính là hồ sơ mà mình vẫn tìm từ lâu, cũ kỹ úa vàng, ngồi đọc lại từng trang với dòng chữ hiện ra trước mắt làm tôi nhớ lại những kỷ niệm không bao giờ quên được của một chuyến đi Phú Yên. Chuyến đi đó là về dự án xây dựng nhà phục hồi chức năng dành cho con em bị nhiễm chất độc màu da cam do Tổ chức đoàn kết quốc tế vì người nhập cư (PRA/OSIM) và Diễn đàn quốc tế về người nhập cư (FORIM), thuộc Bộ Ngoại giao Pháp, hỗ trợ.

Câu chuyện kể ra đây là một chuyện tình lãng mạn – một tình yêu chân thành trên bút và giấy của hai em khuyết tật bẩm sinh do hậu quả chiến tranh để lại. Các em vẫn vui sống với bệnh tật của mình, cho đến một ngày gặp nhau với tình thương nảy nở tuổi thanh xuân.

Linh và Hưng cùng học tại một trung tâm dạy nghề. Linh, một cô gái 15 tuổi đi đứng khó khăn, lưng còng, gương mặt xinh xinh đầy nghị lực, đã gặp Hưng, một cậu trai trên xe lăn, câm, điếc, chỉ nói được u ơ, chủ yếu diễn tả bằng tay...

*

Nhật kí của Linh

Ngày 04 tháng 02 năm 2010,

Hãy khởi đầu với câu chuyện của đời mình

Viết nhật ký, mình chưa bao giờ nghĩ đến, đó là một cảm giác rất kỳ lạ đối với một người như mình. Không chỉ vì chưa bao giờ viết, mà chưa chắc về sau này nếu có ai đọc được sẽ quan tâm đến những tâm sự của một người khuyết tật 15 tuổi như mình.

Nhưng thành thật mà nói, không thành vấn đề, mình muốn viết và viết nhiều hơn nữa để tâm sự những gì trong trái tim không thể nói ra với những người khác.

Có những ngày thân xác đau đớn với cơn ho, mình căm thù những kẻ làm cho cuộc đời của mình không giống ai cả, chỉ biết bệnh viện là nhà, nằm đó và chờ đợi những gì mẹ đem đến.

Quyển nhật ký này là người bạn đồng hành chia sẻ những lúc cô đơn, sau những cơn ho dai dẳng, mệt mỏi và kiệt sức.

Vắng vẻ quá, giờ này, tất cả ai cũng đi làm, chỉ có mình nằm đây. Mẹ và bố ra đồng, nắng nóng và oi ả, không giúp gì được cho bố mẹ, xót thương quá, lại giận cho hậu quả chiến tranh đã khiến mình phải chịu số phận tật nguyền. Bố cũng không sung sướng đâu nhưng bố cũng hãnh diện vì đã tham gia chống kẻ xâm lược đất nước.

Mình biết mình phải sống chung với chất độc dioxine trong người, đuổi nó ra mà nó không ra, bám lấy mình, làm khổ mình. Hai bố con cùng một số phận, mỗi mùa đông lại đau ốm liên miên với những cơn ho đau như xé thịt, lả người.

Hôm nay không biết vì sao mình ho trở lại.

Thôi, suy nghĩ làm gì cho mệt, chuẩn bị nấu cơm để mẹ về làm tiếp, không mẹ mắng cho. 

Ngày 04 tháng 7 năm 2012....

Ô kìa bác Đàn và chú Tòng đến thăm cháu. Mình vui mừng lắm vì có những hội đoàn ở nước ngoài quan tâm đến những đứa trẻ như mình. Hưng cũng đến với chiếc xe lăn cũ kỹ. Bầu không khí vui nhộn hẳn lên.

Hưng đây rồi, nhút nhát đưa dấu hiệu chào mình. Sao mà xịn thế. Quần áo mới tinh, như đi ăn cỗ.

Bác Đàn đã nhiều năm về đây chăm sóc và hỏi han sức khỏe các cháu tại làng ta. Xa lắm, từ tận bên Pháp, đi bằng tàu bay và chú Tòng cũng thế.

Mình phải đi thay quần áo để quay phim và mang hình ảnh về Pháp để vận động kiều bào hỗ trợ cho chúng mình đấy.

Hôm nay là ngày vui của mình và các anh em cùng số phận. Dự án xây cất trạm xá phục hồi chức năng và hỗ trợ tài chính cho tình nguyện viên chăm sóc các trẻ như mình, cùng chương trình tập huấn cha mẹ phương pháp phục hồi chức năng tại nhà đã được Hội người Việt Nam tại Pháp chấp nhận. Mừng không tả nổi và không biết chừng nào khởi công. 

Theo Linh, Hưng rất năng động và có nhiều sáng kiến

Ngày 12 tháng 8 năm 2012

Những cơn đau đớn, cơn ho làm mình tê điếng và kiệt sức. Mình đau và mắng chửi kẻ gây ra chuyện này, muốn gào thét một hơi cho vơi nỗi khổ, nhiều lúc mơ đến cái chết để tránh khỏi nỗi đau. Ước gì hồn tôi bay bổng trên mây rồi biến lặng vào không gian quyền bí. Mình điên rồi.

Có tiếng chó sủa. Ai đấy? Trên chiếc xe lăn, Hưng đang đứng trước hàng rào nhà mình. Không vào đi, còn đứng đó làm gì? Nhưng nhớ lại là Hưng câm và điếc. Mình đi ra để gặp Hưng.

Hưng đưa tay và ú ớ như muốn hỏi Linh có khỏe không, mình làm một tác động nói là khỏe còn Hưng ra sao?

- Trời nắng gay gắt như thế mà còn đến.

- Không, Hưng muốn đến thăm Linh mà.

Rồi hai người đứng đó nhìn nhau. Hưng đưa tay ra dấu, mình không hiểu anh ta muốn nói gì, tay thì đập trên ngực và mếu máo. Mình đưa xe Hưng vào nhà và mời Hưng ly nước trà, Hưng uống một hơi rồi lại ú ớ chắp tay muốn nói cám ơn. Hai người bật cười lên. Yên lặng, mỗi người có một suy nghĩ riêng. Chợt Hưng lấy ra cuốn sách cho tôi xem, tựa đề là “Nỗi đau da cam của 2 thế hệ cùng một gia đình”, lật từng trang một với hình ảnh các anh, các em bị nhiễm độc dioxine của hai thế hệ. Chất độc da cam đã cướp đi quyền làm người của họ, giống như hai chúng mình.

Có những gia đình có con, mười mấy năm liền quằn quại trên giường bệnh như con rắn, chạy chữa khắp nơi mà vẫn không thành, đứa thứ hai thì ú ớ, khi lên cơn thì la hét. Gia đình trở nên nghèo khó và túng quẫn, ai thuê việc gì cũng làm. Nhìn lại thấy mình và Hưng còn may mắn, tuy đi lại khó khăn nhưng không đến nỗi nằm liệt tại chỗ.

Hai đứa chúng ta cùng số phận, phải vươn lên. Mong các bác ở nước ngoài thông tin về những nổi khổ của chúng cháu, để dư luận quốc tế can thiệp và giúp đỡ cho những trẻ như chúng cháu khỏi thiệt thòi trong hoàn cảnh này. Không phải lỗi của cha mẹ và chúng cháu là nạn nhân.

Tội ác chiến tranh đó thật đáng lên án và các công ty sản xuất chất diệt cỏ phải có trách nhiệm về hậu quả đặc biệt nghiêm trọng này!

Đối với mình, không thể xây dựng cuộc đời trên nền móng bệnh tật và đau khổ. Mình thông cảm nỗi đau khổ của hàng triệu người như mình. Nhưng khi mình nhìn lên trời cao, dù sao còn cảm thấy được nền hòa bình và thống nhất đất nước, đó là niềm vui cho sự sống nhưng phải trả giá rất đắt. Phải hy sinh vì thế hệ sau và sau nữa.

Ngày 20 tháng 5 năm 2013

Sáng nay, thấy mẹ ở nhà đang làm gì trong nhà bếp, mình hỏi mẹ sao hôm nay không ra đồng?

- Hôm nay ở nhà vì có người ở cơ quan xã đến, phải có gì để đãi khách.

- Làm vài món, mời khách ở lại dùng cơm.

Nhà chúng tôi hân hạnh được Chủ tịch xã và cán bộ trạm xá phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật đến để có lời chỉ dẫn cho gia đình, khuyên gia đình dành thời gian để đi tập huấn phương pháp phục hồi chức năng cho con em tại nhà như dự án đã định.  

Mình rất vui mừng, bố mẹ hưởng ứng tích cực và đã tham dự buổi học phương pháp phục hồi chức năng tại nhà.

Hôm nay, mình chập chững đi một mình ra phố, mệt lả người. Lần đầu tiên thấy xung quanh phố là áp phích, quảng cáo và tranh cổ động bà con có các em tham gia chương trình phục hồi chức năng tại nhà do xã và huyện tổ chức, thời gian tập huấn từ 3 đến 6 ngày.

Ngày 15 tháng 8 năm 2013

Đêm nay trăng tròn đẹp quá. Ánh trăng xuyên qua cánh đồng lúa vàng tạo ra khung cảnh đẹp nên thơ của đồng quê, Hưng và mình ngồi gần nhau nhưng không nói một lời. Không biết Hưng đang nghĩ gì, mình muốn nói lên tình cảm của mình với Hưng nhưng vì cử chỉ không biết nhiều lại thôi, khổ thật! Chỉ có bút mực để diễn tả lời nói. Thỉnh thoảng Hưng quay đầu nhìn mình rồi trở lại trong yên lặng. Tình yêu không lời nói giữa Linh và Hưng.  

Trưa hôm nay, Câu lạc bộ Người khuyết tật họp và có bàn về khuynh hướng hoạt động sắp tới của Hội người khuyết tật, Hưng có ra đề nghị làm thế nào gây quỹ và tạo việc làm cho người khuyết tật để có thu nhập cho Hội. Hưng đưa ra ý kiến như ai có khiếu thêu thùa hay sáng tạo mỹ nghệ gì đó như hoa đất sét cùng nhau chế tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang thương hiệu Hội người khuyết tật dioxine và nhờ hợp tác xã hỗ trợ bán cho bà con hay du khách.

Mặt khác, ai có tài năng vẽ, sáng tác ra những bức tranh, nếu được về sau sẽ nhờ Sở Thương binh và Lao động cùng với Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh hỗ trợ để làm triển lãm. Chú Tòng năm vừa qua đã đưa ra ý kiến và nếu có kết quả, chú sẽ tìm cách mang qua Pháp để tổ chức triển lãm, số tiền ấy sẽ giúp cho Hội người khuyết tật. Nếu xã chấp nhận, xin được liên lạc với Hội của bác Đàn và chú Tòng xem có thể giúp gì được không và xin chút ít tài chính về bước đầu mua sắm thiết bị để thực hiện dự án. Tất cả người trong buổi họp đều tán thành nhưng cũng quá khó. (Dự án ấy đã thực hiện, các em vẽ nhiều tranh và đã triển lãm nhiều nơi tại Paris - tác giả).

Mình thấy Hưng rất năng động và có nhiều sáng kiến từ lâu không ai nghĩ đến.

Hưng trong gia đình có 3 anh em, cha đi bộ đội chiến trường miền Trung bị nhiễm chất độc màu da cam, hiện nay có một cửa tiệm tạp hóa ở chợ.

Ngày 09 tháng 9 năm 2013

Hôm nay mình cảm thấy mệt và cơn ho quay trở lại, mẹ đưa mình đi khám tại bệnh viện tỉnh và dùng thuốc nhưng không khỏi.

Vào lúc trời tối, mình thường hay ho với những dấu máu trên khăn, mình không nói để bố mẹ khỏi lo.

Linh - cô gái khuyết tật nhưng đầy nghị lực và khát khao sống mạnh mẽ

Ngày 10 tháng 12 năm 2013

Hôm nay là ngày sinh nhật của mình. Hưng đến sớm đứng trước cổng nhà với bó hoa hồng, Hưng ú ớ như nói chúc mừng sinh nhật mình và ôm chầm lấy mình rồi hôn lên má. Đây có phải là một ngày quan trọng không? Khi người con gái nhận nụ hôn đầu tiên của người con trai, người ấy là Hưng. Một ngày vui sướng nhất trong đời, mình không bao giờ quên…

Ở trường, mình đem một ít bánh mời các bạn, tất cả các bạn bè tập hợp lại thành một vòng tròn xung quanh mình, nhảy múa và hát bài hát "happy birthday". Cảm động lắm muốn rơi nước mắt.

Hưng ơi, em muốn trở thành một nhà văn. Em biết rằng em có thể viết văn vì em có năng kiếu ấy và nhờ đó em có thể diển tả những gì trong tâm hồn của em. Anh có biết không? Em muốn sống và em muốn sống.

Ngày 30 tháng 12 năm 2013

Năm cũ cũng đã gần hết, mệt quá, từ ngày sinh nhật của mình đến nay, mình không được khỏe. Lại làm khổ bố mẹ rồi. Mình muốn sống, mình muốn sống để tận hưởng tình yêu vừa chớm nở. Không bỏ cuộc, không để căn bệnh cướp lấy mạng sống của mình và tình yêu của mình. Linh đừng buông tay nhé Linh…

*

Tôi ghi chép lại những đoạn trong nhật ký của Linh. Quyển nhật ký chấm dứt tại đây. 

Linh ơi, giờ đây Linh đang bay bổng trên từng mây, biển lặng trong không gian huyền bí, như Linh đã viết trong nhật ký, nay đã thành hiện thực rồi….

Nhớ bé Linh vừa tròn 16 tuổi

Hè 2019

Nguyễn Thanh Tòng (Pháp) - quehuongonline

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này