Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Nhập cư bất hợp pháp vào Anh và những nguy cơ từ giấc mộng đổi đời (15/08/2019)

Vương quốc Anh là nền kinh tế phát triển lớn thứ 5 thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người trên 44.000 USD/năm và mức lương tối thiểu trên 8 bảng (230.000 đồng) mỗi giờ.

Do đó, đây được xem là “miền đất hứa” đối với nhiều người ở các nước đang phát triển.

Họ tìm mọi cách tới Anh với hy vọng "đổi đời" bất chấp việc Chính phủ Anh đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn để ngăn chặn nạn nhập cư bất hợp pháp.

Trong những năm qua, các cơ quan quản lý Anh đã phát hiện, theo dõi và bóc gỡ nhiều đường dây tổ chức đưa người nhập cư bất hợp pháp tới Anh.

Gần đây nhất, ngày 18/3/2019, đối tượng Egert Kajaci, 35 tuổi, đã bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam do bị bắt quả tang khi đang lái ôtô chở một số người nhập cảnh trái phép vào Anh từ ngày 3/8/2018.

Cảnh sát cho biết Kajaci là thành viên một đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp vào Anh, hoạt động của nhóm này chủ yếu diễn ra từ tháng Tư đến tháng Tám năm 2018.

Cả 7 thành viên của băng nhóm buôn người này đã bị kết án tổng cộng hơn 30 năm tù vì tội "âm mưu đưa các công dân nước ngoài nhập cư bất hợp pháp vào Anh," trong đó có cả người Việt Nam.

Thuê các đường dây tổ chức đưa người vào Anh một cách bất hợp pháp là một trong những con đường mà những người muốn tìm cách "đổi đời" lựa chọn.

Những người này có thể sẽ mất một vài tháng, thậm chí là lâu hơn và phải sống trong điều kiện vô cùng khó khăn, nguy hiểm, luôn phải trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan quản lý các nước để di chuyển bằng đường bộ từ Nga, các nước Đông Âu qua Đức, đến Pháp.

Từ Pháp, những người này phải trốn trong các xe tải hay các tàu thuyền để nhập cảnh bất hợp pháp vào Anh.

Thẩm phán Robert Winstanley cho biết các đường dây nói trên luôn "coi thường sự an toàn" của những người được đưa bất hợp pháp vào Anh. Nhiều người sẽ phải làm việc không lương trong ít nhất 2 năm để trả nợ cho những kẻ buôn người.

Xin thị thực và nhập cảnh hợp pháp vào Vương quốc Anh rồi sau đó tìm cách trốn ở lại cũng là một con đường mà nhiều người lên kế hoạch thực hiện.

Những năm gần đây, khi Việt Nam ngày càng hội nhập, hợp tác chính trị, ngoại giao, văn hóa và kinh tế với Anh ngày càng mở rộng, người Việt có thể dễ dàng đến Anh một cách hợp pháp để công tác, học tập, làm việc cũng như thăm thân và du lịch.

Một số người Việt đã lợi dụng thực tế này để tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào Anh.

Tuy nhiên, với khả năng quản lý chặt chẽ, cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị và công nghệ hiện đại như hệ thống camera giám sát dày đặc và công nghệ nhận diện bằng trí tuệ nhân tạo, không quá khó để các cơ quan chức năng của Anh tìm, bắt giữ và trục xuất người bỏ trốn trên cơ sở những dữ liệu sinh trắc học (ảnh, vân tay) đã có trong quá trình làm các thủ tục cấp thị thực và nhập cảnh.

Trong khi đó, một số người tìm cách lợi dụng kẽ hở của luật pháp nước sở tại, tìm kiếm và thuê người đã có quốc tịch Anh thực hiện kết hôn giả để bảo lãnh nhập cư vào Anh.

Tuy nhiên, những người này cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro do các cơ quan quản lý Anh thường xuyên kiểm tra, giám sát xem họ có sinh sống cùng với người có tên trong đăng ký kết hôn hay không hoặc nguy cơ bị “đối tác” đe dọa tống tiền, cưỡng ép quan hệ tình dục…

Dù đi theo con đường nào, những người nước ngoài tìm cách nhập cư bất hợp pháp vào Anh đều phải chi ra một số tiền lớn. Sau khi đã vào Anh, họ phải tìm kiếm công việc để có thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt, trả nợ...

Tuy nhiên, do không có giấy tờ hợp pháp nên họ thường không thể tìm kiếm được các công việc chính thức, được pháp luật bảo vệ và có thu nhập ổn định. Thay vào đó, họ phải làm các công việc nặng nhọc, bất hợp pháp và bị chủ sử dụng lao động bóc lột, trả công một cách rẻ mạt...

Theo đánh giá của Cơ quan chống các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức của Anh (SOCA) công bố năm 2011, những người được đưa bất hợp pháp vào Anh có thể bị bóc lột dưới nhiều hình thức, trong đó cao nhất là bị buộc phải bán dâm (31%), cưỡng bức lao động (22%), làm người giúp việc gia đình (11%) và làm các công việc phi pháp khác (17%)...

Bên cạnh nguy cơ bị bóc lột sức lao động, những người nhập cư bất hợp pháp cũng đối mặt với khả năng bị các cơ quan chức năng Anh bắt giữ, trục xuất.

Cuối năm 2016, Cơ quan Di trú Anh đã thực hiện chiến dịch kiểm tra gần 300 cửa hàng làm móng tay và móng chân, bắt giữ 97 người lao động bất hợp pháp, trong đó có một số người Việt Nam. Các cơ sở này đã bị phạt 20.000 bảng cho mỗi trường hợp lao động không giấy tờ.

Để phối hợp ngăn chặn tình trạng người Việt nhập cư bất hợp pháp vào Anh, trong chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm tới Anh tháng 11/2018, hai bên đã ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh về hợp tác phòng, chống mua bán người.

Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Anh đã nhất trí hằng năm triển khai và duy trì các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác, thông tin nghiệp vụ trên các lĩnh vực về phòng, chống mua bán người, như trao đổi thông tin, điều tra các vụ án, đường dây, băng nhóm tội phạm, truy bắt, bàn giao đối tượng và giải cứu, bảo vệ, hồi hương nạn nhân bị mua bán; tăng cường hợp tác đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm tài chính, ngân hàng, rửa tiền và phòng, chống di cư bất hợp pháp.

Hy vọng rằng những nỗ lực tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng hai nước sẽ ngăn chặn được tình trạng đưa người bất hợp pháp vào Anh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này