Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Chuyện phiếm cuối tuần: Rau má (26/07/2019)

Những khi đói kém vì mất mùa, người dân làng tìm rau má về nấu cháo ăn cho qua ngày. Nhưng tôi thấy ngày càng khó tìm loại rau này, tôi thì cho nó là một loại gia vị, hơi cay cay, chan chát, thơm thơm, chắc còn ít quán ăn ở Hà Nội có loại rau này. Nhưng nếu bạn có dịp ăn "tiểu hổ", ấy là người ta gọi món thịt mèo, thì không thể thiếu thứ rau gia vị này, thế mới lạ. Cách đây cũng đã hơi lâu, tôi có chuyến đi thị xã Thái Bình và được chủ nhà chiêu đãi món "tiểu hổ", cũng không đến nỗi quá tệ, ấy là tôi cho là thế. Nó khác món thịt chó, còn gọi là "cầy tơ 7 món".

Để tránh tranh cãi chuyện ăn thịt chó, thịt mèo, tôi chỉ nhắc lại chuyện cũ, có thời dân mình và ở một số vùng miền người dân vẫn giữ những món ăn truyền thống đó mà người Âu phản đối kịch liệt. Có thể sự khác biệt còn nhiều nữa, như "trứng vịt lộn", chuyện chém lợn tế thần, chọi trâu v.v... Ở châu Âu chắc không có món thịt chuột, nhưng có lần đọc tin thấy có bà khách người Tây khi đi du lịch vùng đồng Bằng sông Cửu Long ở Nam Bộ khen món thịt chuột đồng nướng ngon không kém gì món thịt thỏ.

Còn ở quê tôi, ngày trước cỗ làng Đình Bảng (TX Từ Sơn, Bắc Ninh) mà thiếu món thịt chuột ép lá chanh thì chưa phải là cỗ mà có lần tôi đã viết. Nhưng hãy trở lại chuyện "rau má", trong tiếng Anh có, nhưng tôi chưa tìm thấy trong tiếng Séc có hay không, gọi là gì?

https://vietnamnet.vn/…/loai-rau-moc-dai-o-viet-nam-nhung-o…

https://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_má

Tiếng Anh:

https://en.wikipedia.org/wiki/Centella_asiatica

Tôi post lên FB Hội FEL CVUT và bè bạn thì anh Nguyễn Quyết Tiến Comment như sau:

Díky. Rất thú vị. Từ này phải đưa vào TĐ Việt-Séc.

Hôm nay mới biết thêm là rau má còn có những tên hay nữa là: tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo. Tiếng Séc gọi là „pupečník asijský“, chẳng hiểu tại sao, vì pupečník hoặc pupeční šňůra/ provazec là dây rốn; pupeční kýla là thoát vị rốn

Hay là ăn xong "lôi công thảo" thì rốn bị lôi ra?!

Hà Nội, ngày 26.7.2019

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này