Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Chuyện phiếm cuối tuần: Thôi cầm phấn và sẽ thôi cầm bút (07/07/2019)

Ấy là thành quy luật rồi, chẳng ai tránh khỏi. Tôi không làm nghề dạy học nhưng lại có khi dạy học, nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng không, chuyện cũng bình thường thôi.

Anh Tam, bạn cùng học hồi học đại học ở khoa Điện – FEL ČVUT Praha gọi điện hỏi tôi:

- Này, cậu có thể nhận dạy môn “truyền dữ liệu” cho Đại học Thăng Long không?

- Được, nhưng bao giờ thì bắt đầu?

- Ngay tuần này.

- Chà sao gấp quá vậy?

- Học CNTT mà không biết truyền dữ liệu là gì thì kỳ quá.

- Thôi được, thì gọi là “Kỹ thuật truyền tin” đi vì nó dính đến nhiều chuyện, tín hiệu này, điều chế tín hiệu này, các phương thức truyền này trong môi trường Internet.

- Thế là cậu nhận lời rồi nhé.

- OK.

Thế là tôi vừa soạn bài giảng vừa đi giảng, có lần phải thức trắng đêm, nhưng hồi ấy còn khá trẻ nên chưa thành vấn đề. Thầy Phú là hiệu trưởng nói với tôi là thầy đừng đưa nhiều tích phân vi phân, biến đổi Laplace hay Z đấy nhé. Tôi đáp lại rằng sẽ đưa ít nhất, nhưng phân tích và tổng hợp tín hiệu thì sinh viên cần phải hiểu bản chất, đó là điều rất căn bản. Thế rồi gắn bó với khoa CNTT của Đại học Thăng Long - Một trong những trường ĐH Dân lập đầu tiên ở Việt Nam cũng đến mười mấy năm, kể từ năm 1994, khi tôi còn ở Viện Vật Lý thuộc Viên Khoa học Việt Nam. Trước khi thi cuối kỳ, bao giờ tôi cũng dành thời gian ôn tập và ra các chủ đề trọng tâm cho sinh viên. Cũng có vài kỷ niệm, cầm phấn, viết bảng, giải thích, giảng giải và kiểm tra viết để cho điểm. Có lần tôi thử kiểm tra như cách mình đã học ở FEL-ČVUT, thi viết khoảng 30 phút, nộp bài và đến phần thi vấn đáp. Các cô cậu sinh viên hay đề nghị thầy cứ hỏi tiếp đi, em muốn điểm cao hơn, nhưng càng hỏi càng thấy không thể nâng điểm được, rồi lại phải quay về kiểu cổ điển, ra đề nhiều câu, từ dễ đến khó, không đánh đố, sinh viên phải hiểu và viết đúng, không nhất thiết phải thuộc lòng bài giảng. Có những em đã trưởng thành và đôi khi quay lại thăm thầy cũ vào những dịp thích hợp, tôi rất mừng vì điều đó, tôi chưa bao giờ nhận quà cáp từ sinh viên trừ bó hoa tươi vào ngày 20 tháng 11.

Đầu năm 2002, anh Dũng, bạn tôi mời đến dạy môn CNTT của chương trình hợp tác đào tạo quốc tế giữa Đại học Bách khoa Hà Nội với Genetic Computer School Singapore, các tài liệu đều bằng tiếng Anh, viết lên bảng bằng tiếng Anh nhưng tôi phải giảng giải bằng tiếng Việt, phía Singapore ra đề và họ chấm điểm nên không được lướt qua phần nào, chỉ lưu ý sinh viên vào bài kiểm tra giữa kỳ.

Sau này, họ đồng ý cho giảng viên Việt Nam ra luôn cả đề thi, nhưng để họ chấm điểm. Và cũng đến mười mấy năm gắn bó với chương trình này cho tới năm 2015. Tôi cũng được ôn lại và dùng tiếng Anh trong thời gian đó, đương nhiên là tôi không dùng “Singlish” như người ta vẫn kháo nhau.

Năm 2008, anh Hữu, hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Đông Á gọi cho tôi, rằng trường đang thiếu chân Trưởng khoa CNTT và bảo tôi hợp tác. Tôi đồng ý vì đã về nghỉ hưu rồi, có thể dành toàn thời gian cho Trường. Tôi nhận lời hợp tác vì trường này là trường Đại học Tư thục đầu tiên ở Bắc Ninh, vả lại anh Hữu làm NCS Toán ở UK Praha, hồi ấy tôi đang là sinh viên, hai anh em biết nhau từ hồi ấy. Nghe có vẻ địa phương chủ nghĩa? Không, tôi không nghĩ vậy. Cũng gần mười năm ở ĐHCN Đông Á, xây dựng chương trình cho khoa CNTT, bảo vệ trước hội đồng do Bộ Đại học ủy quyền, dạy một số môn, tập hợp đội ngũ giáo viên cho trường. Thế nhưng thời thế đổi thay, một công ty tập đoàn gia đình “mua” đến 70% ĐHCN Đông Á và tình thế lại theo một chiều hướng khác. Tuổi cũng đã nhiều, các chiến hữu cũng đã nghỉ cả rồi, bây giờ đến lượt mình rồi.Tôi chỉ là khách, vậy hãy rời đi trước khi chủ nhà bận và không còn muốn tiếp mình nữa, và tôi đã làm như vậy.

Còn bây giờ? Thời gian cứ thế trôi đi chẳng chờ đợi một ai cả. Buồn ư, bực ư, hận ư? Chẳng để làm gì, thì hãy làm những việc mình thích và còn có thể, vui sống. Làm thơ cho mình, viết truyện ngắn để kể cho cháu nghe, dịch truyện cho đầu óc đỡ lú lẫn, thế thôi, chẳng phải để in ấn, chẳng phải cho oai, chỉ để chia sẻ với các bạn cũ trên FB, email và không bao giờ kỳ vọng là mọi người đều hiểu mình. Đến một ngày nào đó, trái đất này vẫn quay, mặt trời vẫn luôn tỏa sáng nhưng mình sẽ thôi tất cả, ngay cả chuyện cầm bút, à mà không, không còn gõ bàn phím máy tính nữa.

Hà Nội, ngày 7.7.2019

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này