Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Ông kể cháu nghe – kỳ 3: Chăn trâu, cắt cỏ, thả diều và những trò chơi hồi bé (08/05/2019)

Học xong lớp 4, được nghỉ hè và mẹ ông giao việc để làm, hè không phải chỉ có rong chơi đâu nhé. Bà rất nghiêm và cũng dữ đòn (làm không xong việc được giao là ăn roi ngay). Ông biết thế và cố gắng làm sao để khỏi bị ăn đòn. Hồi ấy đã có hợp tác xã nông nghiệp, tức là mọi nhà góp ruộng và trâu cày làm của chung để làm ra thóc lúa, phần thì để nộp thuế nông nghiệp, phần còn lại chia cho các lao động có đóng góp tùy theo số công điểm làm được. Lao động thì được chia thành lao động chính và lao động phụ. Lao động chính thì được chấm điểm cao nhất. Lao động phụ thì được tính theo công điểm làm được. Ví dụ, thợ cày hay thợ cấy thì được tính một ngày công là 10 điểm, còn chăn trâu thì chỉ được tính một phần ba thôi. Cỏ cho trâu bò thì tính theo cân (kg), phân bón thì được tính theo tạ (100kg), nhiều thứ phải tính điểm lắm. Hợp tác xã được chia thành các đội sản xuất, khoảng vài chục nhà gì đó và có một người có văn hóa, nhưng phải là lao động chính làm thư ký đội để ghi cộng điểm và cũng được tính một số điểm theo công sức và thời gian làm việc. Chỉ có mẹ ông là lao động chính, nhà có nhiều người nên bà nhận thêm việc chăn trâu. Thế là ông được giao ngay việc đó, một ngày phải đưa trâu đi ra đồng để nó gặm cỏ những lúc nó không phải cày bừa ruộng.

Ông thấy công việc cũng không quá khó, chỉ việc dắt trâu ra đồng hay lên núi cho nó gặm cỏ, chỉ cần chú ý là đừng để nó ăn lúa là được, vì tối về nó được ăn thêm rơm và cỏ do người cắt đem về. Nếu để trâu ăn lúa thì gay go, bị phạt, bị trừ điểm, và mẹ ông sẽ cho ông ăn phạt. Nhưng chuyện đó hầu như không sảy ra, việc chăn trâu cũng không khó và phải học cách điều khiển được nó. Khi những con trâu lao vào húc nhau thì phải biết cách lấy thừng dắt mũi để tách chúng ra để mỗi con đi mỗi chỗ khác nhau là ổn. Chiều về, cho trâu xuống ao tắm, chờ cho da nó khô là trèo lên lưng để cưỡi trâu đưa nó về chuồng. Việc chăn trâu cũng được tính điểm theo mùa vụ, và như vậy ông cũng có điểm và được chia thóc, góp vào phần mình làm với cả nhà.

Ngoài việc ấy, ông còn được mẹ giao đi cắt cỏ, rửa sạch rồi đêm đi cân để tính điểm. Phải đi tới chỗ nào có cỏ tốt thì mới cắt được nhiều và dễ cắt hơn, thường là phải đi dọc theo những bờ ruộng ở những cánh đồng khá xa làng. Cắt cỏ bằng liềm, việc này ông làm kém lắm vì có vài lấn bị liềm cứa vào tay nên rất sợ mỗi khi bị giao việc cắt cỏ cho trâu. Ông nghĩ phải làm cách khác mới được. Ông thấy khi ruộng gặt xong thì vẫn còn những gốc rạ, ở những ruộng có nước thì chỉ độ một tuần lễ là những mầm non mọc lên từ những gốc rạ này, chọn những ruộng mầm cây đủ dài là tới đó cắt, dễ hơn và cắt được nhiều hơn là cắt cỏ, những mầm rạ này được gọi là “chau”, đi cắt “chau” thì thích hơn cắt cỏ. Ngại nhất là chuyện phải dùng quang gánh  và đòn gánh để gánh cỏ “chau” về nhà, gánh đau vai lắm, ông không thể quen được, trong khi đó mấy đứa cùng tuổi gánh nhẹ băng băng mới lạ, không biết chúng nó có mẹo gì?

Vào buổi chiều thì ông được tự do đi chơi, bọn bạn rủ nhau làm diều để thả lên trời vào những chiều có gió. Làm diều thì khó vì phải làm khung  xong thì mới tìm giấy và bột hồ để dán, gay go nữa là kiếm đâu ra dây đây. Muốn diều bay cao thì phải có dây dài và dai, còn nếu không thì đừng có mơ nhé. Vót nan để làm khung diều cũng phải khéo tay, hai đầu diều phải uốn đủ cong thì diều mới bay lên được. Thôi thì xem người lớn thả diều là chính, còn ông thì làm én vì làm én dễ hơn nhiều. Chỉ cần vót một thanh tre nhỏ, dán giấy và căn chỉnh dây hình tam giác cân, dán vào dưới mấy cái đuôi bằng những băng cũng làm bằng giấy và chạy…thật nhanh để én bay lên trời, tuy không thể sánh được với diều nhưng những hôm có gió to thì én cũng bay cao đến ngọn tre. Những lúc ngồi nghỉ, nghe sáo diều vi vu của những người lớn thả diều cũng thấy rất hay, trời trong xanh, những mảng mây trắng bồng bềnh trôi, phía chân trời có thể nhìn thấy núi Ba vì có ba đỉnh nhọn, dãy núi Tam đảo kéo dài, một màu xanh lam tuyệt đẹp phía chân trời xa. Không có điện, tối trong nhà chỉ có đèn dầu, ăn cơm tối muộn một chút là phải dùng đèn vì không phải khi nào cũng có ánh trăng. Bọn trẻ con chơi một lúc rồi leo lên giường đi ngủ, có khi cũng chẳng rửa chân nữa, hồi đó làm gì có ti vi, làm gì có radio. Bọn ông lớn hơn chúng một chút thì rủ nhau ra đầu xóm hóng gió và trêu chọc nhau, chia thành bên ta bên địch chơi đánh trận, gọi là đánh ”bàng”, trời tối đen như mực thì không cần cải trang, còn những đêm có trăng thì vén áo lên để chùm đầu che mặt,nói đúng tên đứa nào thì đứa ấy bị “chết” và không được chơi tiếp nữa. Lúc về nhà, hai bên đường là những rặng tre cao vút, khi gió thổi những thân tre cọ vào nhau kêu kẽo kẹt như tiếng người, sợ dựng tóc gáy, có đứa kêu to: ma, ma, tao nhìn thấy ma mặc áo trắng  ở đằng kia, thế là cả bọn ù té chạy về nhà vừa thở hổn hển vừa kêu “tỏi”, “tỏi” liên hồi để dọa lại ma, vì cả bọn truyền tai nhau rằng ma nó sợ mùi tỏi, và buổi tối kết thúc thường là như thế.

Bọn ông hồi đó còn chơi khăng nữa, đồ chơi đơn giản thôi, chỉ có một thanh cái và một con khăng, đầu tiên là đánh “khắc” để chọn ra ai đến lượt chơi trước. Kế đến là “cầy”, sau đó là “mắm” và cuối cùng là “gà” để tính điểm, thường dùng chính “thanh cái” khăng  để do độ xa. Ai thắng thì sẽ được “véo“ tai người thua. Bây giờ trẻ con hầu như không chơi những trò như thế nữa. Bọn ông cũng chơi bi nữa, chơi bi có nhiều kiểu nhưng bọn ông thích chơi bi “hầm”, bi thường to và tự làm bằng cách đẽo gọt từ đá, những hòn bi to khi “chọi” mạnh vào nhau thì chúng văng đi khá xa và bi của người bị “chọi” văng càng xa thì càng khó vào “lồ”, còn nếu như vào được “lồ” thì ván chơi kết thúc, “lồ” là một vòng tròn nhỏ vẽ ra như cái đĩa, lồ càng bé thì đánh được bi vào đó càng khó. Người thua luôn bị kẻ thắng “chọi” cho bi đi càng xa “lồ” càng tốt để người thua không thể đưa bi vào “lồ” và như thế toàn đi nhặt bi, tức lắm. Có khi chơi cả buổi mà ván chơi không kết thúc được, không kết thúc thì không được bỏ đi, luật chơi là thế. Bây giờ trẻ con thành phố không chơi bi, nhưng trẻ con ở quê thỉnh thoảng vẫn chơi nhưng  rất ít. Người lớn trẻ con bây giờ hay chơi bida. Còn nhiều trò chơi nữa nhé, ví dụ như nặn nồi đất thi nhau xem nồi của ai nổ to hơn thì người đó thắng.Phần thưởng dành cho người thắng phần lớn là được quyền “búng” hay “véo “tai người thua….Thôi đi ngủ đi, ông sẽ kể chuyện ông học cấy lúa ở kỳ sau vậy vì truyện cũng đã khá dài rồi đấy.

Dobrou noc!

NKV

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này