Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Việc dạy tiếng Việt ở Nga được bắt đầu từ khi nào và ở đâu? (24/03/2019)

Năm chéo Việt-Nga là thời điểm để các học giả nghiên cứu lịch sử hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước chúng ta có những khám phá lưu trữ thú vị.

Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng việc dạy và học tiếng Việt ở Nga đã bắt đầu vào giữa những năm 50 của thế kỷ trước tại Moskva, với việc khai trương các tổ bộ môn nghiên cứu tiếng Việt tại Viện Ngôn ngữ Phương Đông (nay là Viện Châu Á và Châu Phi) trực thuộc Đại học Quốc gia Moskva và Học viện Quan hệ Quốc tế Moskva. Tuy nhiên, các nhà Việt Nam học Anatoly Sokolov từ Moskva và Vladimir Kolotov từ St. Petersburg đã tìm thấy các tài liệu trong kho lưu trữ của Nga bác bỏ quan điểm này.

Ngay từ thập niên 1920, Viện phương Đông đã được thành lập tại St. Petersburg, lúc đó được gọi là Petrograd, về sau đổi tên thành Leningrad. Năm 1931, nhóm nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam được thành lập tại đây. Tháng 10 năm 1931, người lãnh đạo nhóm là ông Murillesov đã báo cáo với Ban thư ký Phương Đông của Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản ở Moskva rằng nhà phương Đông Yulian Shchutsky, người tự học tiếng Việt, sống ở thành phố trên bờ sông Neva, cũng có thể dạy sinh viên, nhưng cần phải có một phụ tá là người Việt Nam.

Thông điệp này được gửi đến Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, vì từ đầu những năm 1920, vài chục người Việt Nam đã theo học tại trường Cộng sản Lao động phương Đông, được thành lập để đào tạo cán bộ cách mạng cho các nước ngoài. Nhóm Việt Nam có những học viên như Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập và Lê Hồng Phong. Trong những năm 1920-1930và ba mươi, ông Hồ Chí Minh làm việc trong Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản.

Có một chi tiết đáng chú ý. Thông điệp nói trên được gửi trực tiếp đến bà Vera Vasilyeva, người điều phối Đông Dương trong Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản và phụ trách bộ phận Đông Dương. Bà có quan hệ đồng chí thân thiện với ông Hồ Chí Minh. Chính tại ngôi nhà của Vera Vasilyeva, ông Hồ Chí Minh đã gửi chiếc vali bằng da mà ông dự định mang theo khi về nước. Tuy nhiên, tháng 9 năm 1938, ông phải rời Moskva một cách vội vã đến nỗi không kịp đến để lấy vali. Vì vậy, chiếc vali vẫn ở trong nhà bà Vasilyeva. Bà Vera Vasilyeva mất năm 1959.

Nhưng khi đó, tháng 12 năm 1931, thay mặt Ban Thư ký phương Đông của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Vera Vasilyeva đã thông báo cho Leningrad biết rằng có thể bắt đầu khai giảng lớp học tiếng Việt từ tháng 2 năm sau. Và để tiến hành việc giảng dạy, Moskva sẽ cử ông George Minin đến Leningrad.

© Ảnh : Sách giáo khoa tiếng Việt năm 1933 (bởi George Minin)

Có một chi tiết đáng chú ý. Người được cử đi có tên tiếng Anh George và họ Nga Minin chính là người Việt Nam, tên thật là Nguyễn Khánh Toàn, về sau ông trở thành Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Ông sống ở Moskva 11 năm, cho đến cuối thập niên 30 của thế kỷ trước. Ông học và dạy ở Trường Cộng sản Lao động phương Đông, biết tiếng Nga một cách hoàn hảo và đã dịch các tác phẩm của Lênin sang tiếng Việt.

Để dạy cho những người Nga đầu tiên học tiếng Việt ở Leningrad, ông Minin đã viết sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên ở Nga. Sách được xuất bản tại Moskva năm 1933. Và một năm sau, Julian Shchutsky đã soạn sách giáo khoa tiếng Việt của mình. Cuốn sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên do người Nga biên soạn chỉ tồn tại ở dạng bản thảo. Chỉ có một vài bản sao của nó tồn tại cho đến ngày nay.

© Ảnh :Sách giáo khoa tiếng Việt năm 1934 (bởi Yulian Schutsky)

Có một chi tiết đáng chú ý. Trong sách giáo khoa của mình, ông Shchutsky chỉ ra rằng tiếng Việt có ba phương ngữ, trong đó chuẩn mực nhất là tiếng Nghệ An. Vào thời điểm đó, chuyện này không có gì lạ: dù sao đi nữa thì Hồ Chí Minh và phần lớn học viên Việt Nam của Đại học Cộng sản Lao động phương Đông đều là người gốc miền Trung Việt Nam.

Cho đến nay vẫn được xác định được con số người Nga chính thức học tiếng Việt vào những năm 30 của thế kỷ trước ở Leningrad. Tất cả những người này về sau đều làm việc trong Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Chúng ta biết tên tuổi của một trong những nhà Việt Nam học đầu tiên của Nga: đó là Yakov Novikov. Ông Yakov Novikov là người biên soạn các bài viết phân tích về khủng hoảng kinh tế, tình hình giai cấp công nhân và vấn đề lúa gạo ở Việt Nam. Ông là tác giả một bài phân tích dài 130 trang về tình trạng ngành công nghiệp ở Đông Dương trong những năm 1935-1938. Chính ông Yakov Novikov đã thay mặt Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ký giấy cử Hồ Chí Minh đi công tác Trung Quốc vào mùa thu năm 1938.

© Sputnik / S. Alekseev - Sinh viên Đại học Quốc gia Leningrad

Dựa trên các tài liệu được phát hiện, Anatoly Sokolov và Vladimir Kolotov đã đưa ra kết luận chính đáng rằng việc nghiên cứu tiếng Việt ở Nga đã bắt đầu từ năm 1932 tại thành phố trên bờ sông Neva.

Sputnik

Tin mới:
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Các tin khác:
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại vùng Viễn Đông nước Nga(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này