Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Tỉnh lẻ nước Nga, nơi lưu giữ những kỷ niệm thời Xô Viết (09/02/2019)

Trong dịp tác nghiệp World Cup tại Nga, tôi đã muốn được nhìn thấy những kỷ niệm thời Xô Viết mà thế hệ cha anh kể lại. Nhưng chỉ khi đi ra khỏi nơi phồn hoa đô hội của sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, tôi mới tìm thấy thứ mình muốn. Đó là những tỉnh lẻ nước Nga, được xem là bảo tàng sống của thời Xô Viết, rất gần gũi với khung cảnh Việt Nam.

Tỉnh lẻ nước Nga, nơi lưu giữ những kỷ niệm thời Xô Viết

World Cup phản ánh sự khác biệt nông thôn - thành thị

Moscow và Saint Petersburg rực rỡ sắc màu trong những ngày World Cup. Đó là 2 thành phố lớn nhất nước Nga, có nhiều sân bay quốc tế làm nhiệm vụ đưa đón CĐV ngoại quốc, sở hữu 3 SVĐ (riêng Moscow 2 chiếc) đăng cai World Cup, trong đó sân Luzhniki và Petrovsky tổ chức những trận đấu quan trọng nhất giải. 

Saint Petersburg vẫn giữ được nhiều nét cổ kính của các công trình kiến trúc xa xưa. Moscow thì khác, thủ đô Liên bang Nga ngày nay có bề ngoài và cả lối sống không khác gì những thành phố phương Tây. Hối hả, năng động và hiện đại là những gì dễ dàng cảm nhận thấy trên đất Moscow. 

Nhưng nhịp sống hối hả đó cũng giảm khi chuyến tàu dần xa khỏi thành phố, đi về những miền quê, nông thôn của nước Nga. Ở Tula và Vladimir, những đô thị nhỏ cách Moscow tròm trèm 200 km và đều không tổ chức World Cup, giải bóng đá toàn hành tinh không có chút tác động gì đến cuộc sống nơi đó. 

Tại Tula, tôi đã thấy mạng nhện giăng đầy trên nóc khán đài sân bóng xấp xỉ 2 vạn chỗ ngồi của CLB Arsenal Tula, hoạt động sôi nổi nhất tại SVĐ chính của thành phố trong những ngày World Cup là… đua xe đạp của các cháu thiếu nhi địa phương. 

Tạ Việt Tùng, một thanh niên ở Vladimir cho biết người Việt tại đây chỉ có thể tụ tập nhau xem World Cup trong các trận đấu muộn, bởi những trận sớm luôn trùng với giờ “đi chợ”, khi đồng bào Việt Nam ở đây chủ yếu mưu sinh bằng nghề buôn bán. Vladimir nằm trên trục đường từ Moscow đến Nizhny Novgorod, nơi đăng cai 6 trận đấu World Cup, nhưng không vì thế mà Vladimir được hưởng lợi từ sự kiện này. Khách du lịch chỉ đi ngang qua Vladimir trên đường di chuyển, cùng lắm thì nhảy xuống xe để mua… chai nước. 

Tác giả (bìa trái) chụp ảnh lưu niệm tại một gia đình kiều bào tại Nga

Tác giả (bìa trái) chụp ảnh lưu niệm tại một gia đình kiều bào tại Nga

Tại Tula, Vladimir hay Oriol, những thành phố không đăng cai World Cup mà tôi đi qua, chẳng có chút gì của ngày hội bóng đá tại đây ngoài vài biểu ngữ được chính quyền địa phương dựng lên cho có. World Cup có sôi động như thế nào đi nữa thì cuộc sống tại đây vẫn vậy. Ngay cả các gian hàng dành cho khách thập phương cũng vẫn chỉ bày bán các sản phẩm truyền thống như búp bê gỗ Matryoshka, rượu vodka... Nhịp sống của địa phương vẫn diễn ra bình thường, có chăng quán café hay bar nhộn nhịp hơn đôi chút vào giờ bóng lăn. 

Dĩ nhiên, nước Nga phải lựa chọn những thành phố hiện đại, có cơ sở vật chất tốt nhất để đăng cai World Cup. 11 thành phố đăng cai World Cup cũng đồng thời được đầu tư lớn phục vụ công tác tổ chức, từ sửa sang, làm mới các công trình công cộng, thậm chí xây hẳn nhà ga tàu điện ngầm mới. Điều đó càng khoét sâu hố ngăn cách giữa thành thị và nông thôn. 

Kỷ niệm thời Xô Viết chỉ ở bên ngoài đô thị lớn

Với người Việt thuộc thế hệ 5x hay 6x, nếu đến Moscow để ôn lại những kỷ niệm thời Xô Viết thì thực sai lầm. Bởi thủ đô Liên bang Nga không phải nơi thích hợp cho chuyện đó. Ngoài những bức tượng Lenin, búp bê gỗ có biểu tượng Xô Viết và một số khu tập thể cũ kỹ, thực khó để nhìn thấy rõ nét những dấu tích của thời Xô Viết. Những thứ đó chỉ được trông thấy ở bên ngoài đô thị lớn.

Nhịp sống tại Moscow hối hả đến nỗi có thể cảm nhận được bằng cách nhìn người dân đi lại ở các bến metro. Người ta ước tính tốc độ di chuyển của người dân Moscow gấp khoảng 4 lần so với người dân tỉnh lẻ. Ở nông thôn, người Nga sống chậm hơn, họ dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè, trong khi những ý nghĩ về vật chất, kế sinh nhai chiếm hầu hết thời gian của người dân thành thị. 

 

Tại nông thôn, những dấu ấn của Xô Viết không chỉ nằm ở hiện vật như các quảng trường, nhà cửa, tòa nhà cơ quan nhà nước hay tầu điện được xây dựng thời kỳ này, mà còn cả cách người ta sống với nhau. Khi bạn đang lạ lẫm đường phố thì đã có người bước đến hỏi xem bạn cần giúp đỡ gì. Tại thành phố lớn, người dân cũng luôn rất nhiệt tình giúp đỡ khách ngoại quốc, nhưng bạn phải chủ động mở lời.

Tại Nizhny Novgorod, cách SVĐ khoảng 3km, ở ngay sát bến metro Chkalovskaya là khu tập thể tập trung hầu hết đồng bào Việt Nam (khoảng hơn 100 người) tại thành phố nhỏ yên bình này. Rất nhiều người trong số họ đã sang Nga lao động từ thập niên 1980, lập gia đình rồi ở lại nước bạn. Đồng bào Việt Nam vẫn giữ văn hóa làng xóm gần gũi từ hơn 3 thập kỷ trước. 

Người Việt tại đây thường tụ tập nhau từ 4-5 người trở lên vào mỗi dịp cuối tuần, cùng nhau thưởng thức món cá khô Astrakhan, món nhậu bình dân nổi tiếng của nước Nga (hiện cá Astrakhan đã được nhập khẩu về Việt Nam). Ở khu vực này, bất kỳ người Việt nào cũng nắm được thông tin cơ bản về đồng bào mình như nhà ở đâu, quê gốc ở đâu, sang Nga từ bao giờ và hiện đang làm gì.

Cuộc sống của đồng bào Việt Nam tại Nizhny Novgorod không được sung túc bằng ở các thành phố lớn như Moscow hay Saint Petersburg. Nhưng bù lại, đời sống tinh thần của cộng đồng rất phong phú trong không gian đậm chất Việt Nam, giúp đồng bào cảm thấy khung cảnh gần gũi như quê nhà giữa cuộc sống mưu sinh đầy vất vả nơi xứ người. Những sinh hoạt cộng đồng ở Moscow vẫn có, nhưng không được thường xuyên bởi rất khó gom được đông đảo đồng bào Việt Nam giữa một thành phố quá rộng lớn và luôn bận rộn đến mức… thiếu ngủ. 

Nếu ngồi với kiều bào Việt Nam ở tỉnh lẻ thì ngoài những món ăn Nga, bạn sẽ cảm nhận được độ ấm cúng không khác gì khung cảnh tại quê hương. Ông Trần Kiều Phong, một Việt kiều đã sinh sống tại Moscow gần 40 năm nói với tôi rằng cứ mỗi khi nhớ quê mà không thể thu xếp về Việt Nam, ông lại tự bắt xe khách đến Tula, Kazan hay xa hơn nữa đến tận Ufa, nơi có rất nhiều bạn bè để hồi tưởng lại cả một thời tuổi trẻ và tìm thấy chút gì đó của đất mẹ Việt Nam…

Lốp xe làm vật trang trí, thói quen thời Xô Viết

Người dân Nga tại tỉnh lẻ vẫn giữ thói quen từ thời Xô Viết, tận dụng lốp xe hơi cũ để làm vật trang trí. Phổ biến nhất là dùng làm chậu trồng cây, những chậu cây cảnh làm từ lốp xe sơn đủ sắc màu được nhìn thấy khắp nơi trong các khu dân cư. Với một số người khéo tay và có đầu óc mỹ thuật, lốp xe còn có thể chế tạo thành hình chiếc đồng hồ, ghế bành, bập bênh, giày dép hay thậm chí làm… bồn rửa mặt. Những hình ảnh đó không thấy ở những thành phố tân thời như Moscow hay Saint Petersburg. 

Huy Hiếu (bongdaplus)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này