Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Việt Nam với Séc, EU
Về hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và vấn đề thẻ vàng IUU (05/12/2018)

I. Về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

1. Về tiến trình phê chuẩn

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và EU, được hoàn tất đàm phán vào tháng 12/2015 nhằm góp phần thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng của 2 bên. Theo kế hoạch ban đầu, EVFTA dự kiến được phê chuẩn trong năm 2017. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị trì hoãn sau khi Tòa án Công lý châu Âu (​​ngày 16/5/2017) có ý kiến về FTA giữa EU với Singapore. Theo đó, các nội dung về đầu tư gián tiếp và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (ISDS) trong các FTA sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của cả cấp EU và cấp quốc gia thành viên. Điều này có nghĩa là nếu giữ nguyên hiện trạng, FTA giữa EU và Singapore (và các thỏa thuận FTA tương tự khác) sẽ phải được cả EU và các quốc gia thành viên đồng ý mới có hiệu lực.

Để tháo gỡ khó khăn trên và nhằm tạo điều kiện để các quy định về tự do thương mại sớm có hiệu lực, Việt Nam và EU đã thống nhất sẽ cơ cấu lại EVFTA thành 02 hiệp định riêng biệt: (i) Hiệp định thương mại tự do: Bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA trước đây nhưng riêng phần đầu tư chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiệp định này thuộc thẩm quyền ký kết của Ủy ban EU và thẩm quyền phê chuẩn của Nghị viện EU (không cần thông qua quốc hội các quốc gia thành viên EU); (ii) Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) gồm các quy định về đầu tư gián tiếp và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài. IPA sẽ cần sự phê chuẩn của cả Nghị viện EU và quốc hội các quốc gia thành viên EU.

Ngày 17/10/2018, cả 02 hiệp định trên đã được Hội đồng EU thông qua và đang được gấp rút dịch sang 24 thứ tiếng châu Âu (dự kiến công tác dịch thuật sẽ được hoàn thành trong tháng 11) để sớm đệ trình lên Ủy ban EU vào cuối năm 2018.

2. Giá trị kinh tế của EVFTA và sự cần thiết sớm thông qua hiệp định

Cộng đồng doanh nghiệp EU, các cơ quan thuộc EU và chính phủ các quốc gia thành viên nhìn chung có quan điểm tích cực về EVFTA và lợi ích do nó mang lại: Hiệp định sẽ giúp các công ty châu Âu ưu tiên tiếp cận thị trường hơn 92 triệu người tiêu dùng, tăng đầu tư, tạo thêm việc làm, thúc đẩy thương mại với một trong những nền kinh tế năng động nhất châu Á. Về mặt xuất khẩu, ngay khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ xóa bỏ 65% thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu từ EU. Các dòng thuế còn lại sẽ được giỡ bỏ dần trong thời gian 10 năm tới. 99% thuế quan đánh vào hàng hóa giao thương giữa hai phía sẽ được xóa bỏ. Thuế suất 0% sẽ được áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu mà EU có thế mạnh như ô tô, máy móc-thiết bị, rượu bia, dược phẩm, nông sản ôn đới... EVFTA còn có những điều khoản giải quyết các hàng rào phi thuế quan đang tồn tại trong ngành ô tô, cũng như bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống của châu Âu tại Việt Nam.

Chủ tịch Nghị viện châu Âu và Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu đã khẳng định sẽ nỗ lực để hoàn tất việc phê chuẩn hai Hiệp định này ngay trong đầu năm 2019, vì lợi ích quan trọng của cả hai bên và có ý nghĩa lớn đối với thương mại giữa châu Âu và châu Á.

Về vấn đề nhân quyền, từ cuối năm nay đến đầu năm 2019, VN cũng đang tích cực chuẩn bị báo cáo quốc gia về thực thi các công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR), công ước chống tra tấn (CAT), cơ chế kiểm điểm phổ quát (UPR) lên các Ủy ban của LHQ, qua đó thể hiện rõ sự minh bạch và tôn trọng nhân quyền của VN. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ giúp thúc đẩy cải thiện các lĩnh vực ở Việt Nam như: quyền của người lao động, nhân quyền và tiêu chuẩn môi trường.  

II. Về thể vàng IUU đối với Việt Nam

1. EU phạt thẻ vàng IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam

IUU fishing (Illegal, Unreported, and Unregulated fishing) là các hoạt động khai thác vi phạm luật pháp quốc gia hay quốc tế. Đây là các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU) về các hoạt động khai thác không tuân thủ các biện pháp bảo tồn hoặc quản lý thủy sản của khu vực, quốc gia hay quốc tế.

Tháng 10/2017, hàng thủy sản của Việt Nam bị EU phạt thẻ vàng do tình trạng vi phạm các quy định về đánh bắt cá và tháng 5/2018, EU quyết định gia hạn thẻ vàng đối với Việt Nam thêm 6 tháng. Nếu Việt Nam không sớm có giải pháp để tháo gỡ, cải thiện hiệu quả các hoạt động chống đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, thì thậm chí có thể bị thẻ đỏ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình xem xét phê chuẩn EVFTA.

2. Tác động của các lệnh phạt về IUU của EU đến xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam

Việc nhận thẻ vàng của EU gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp tới việc XK hải sản sang EU, và sau đó sẽ sớm ảnh hưởng đến thị trường Mỹ và các thị trường tiềm năng khác.

Trong tổng kim ngạch XK các mặt hàng hải sản của Việt Nam hàng năm với 1,9 – 2,2 tỷ USD, EU và Mỹ, mỗi thị trường chiếm 16-17% với giá trị khoảng 350 – 400 triệu USD/năm. Đối với XK hải sản của một quốc gia, có thể xảy ra ít nhất 5 hệ lụy:

(1) XK hải sản sang EU sẽ giảm do khi một nước bị nhận thẻ vàng, các khách hàng tại EU sẽ rất e ngại việc bị phạt theo quy định IUU của EC nên sẽ giảm hoặc ngừng mua hàng của các quốc gia đang bị thẻ vàng (không hợp tác);

(2) Tên quốc gia bị cảnh báo sẽ được công khai trên các tạp chí và website chính thức của EU. Điều này làm xấu đi hình ảnh và ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu của ngành hải sản nước đó.

(3) Các thị trường khác có thể sẽ áp dụng các quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn dành cho nước bị EU giơ thẻ vàng, ví dụ như Mỹ nước đang chuẩn bị áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản NK nhằm chống lại nạn khai thác IUU từ 1/1/2018.

(4) Trong thời gian bị thẻ vàng, 100% containers hàng hải sản XK từ nước bị thẻ vàng sang EU bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác sẽ mất thời gian dài, thậm chí 3-4 tuần/container, và riêng phí kiểm tra “nguồn gốc” là khoảng 500 bảng Anh/Container, chưa kể phí lưu giữ cảng và hệ lụy kinh doanh của đối tác khách hàng. Nhưng rủi ro nhất là tỷ lệ lớn các cont hàng sẽ bị từ chối, trả lại, tổn thất nặng nề. Trường hợp như Philipine, có đến 70% số container bị từ chối trả lại. Tổn thất cho việc XK hải sang sang EU khi bị thẻ vàng, tính trung bình có thể lên đến 10.000 Euro/container.

(5) Sau khi bị cảnh báo thẻ vàng, nước bị cảnh báo sẽ có 6 tháng để khắc phục các thiếu sót, nếu không có cải thiện theo đánh giá của EU, sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ, đồng nghĩa với bị cấm XK các mặt hàng hải sản khai thác sang EU.

3. Nỗ lực của Việt Nam khắc phục thẻ vàng EU, chống khai thác IUU

Việt Nam đánh giá cao khuyến nghị của EU nhằm hỗ trợ Việt Nam xử lý các vấn đề về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo. Các khuyến nghị phù hợp với chủ trương của Việt Nam là thực hiện chính sách nghề cá bền vững, phòng, chống tiến tới chấm dứt các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan của Việt Nam đã và đang nỗ lực tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để xử lý, ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng này.

*Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Ngày 28/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 732 về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác trái phép ở Vùng biển nước ngoài với nội dung: (1) trách nhiệm của chủ tịch UBND tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và người đứng đầu chính quyền các cấp trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng vi phạm. (2) Bắt buộc Tàu cá khai thác hải sản xa bờ phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động 24/24 giờ để cơ quan chức năng quản lý, giám sát.

- Ngày 21/11/2017, Quốc hội đã thông qua Luật số 18/2017/QH14 quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản (gọi tắt là Luật thủy sản 2017). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày kể từ ngày 01/01/2019. Đặc biệt, về khai thác thủy sản và quản lý tàu cá (Chương IV và V), Luật mới đã tập trung vào 9 khuyến nghị của EC. Trước hết là về cấp phép khai thác thủy sản (Điều 49) Luật quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng khai cho phép khai thác và đánh giá nguồn lợi thủy sản cho các địa phương. Đặc biệt, Luật Thuỷ sản 2017 đã luật hóa các nội dung liên quan đến chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) trong đó có khuyến nghị của Ủy ban Châu âu (EC).

- Để triển khai các giải pháp cấp bách nhằm sớm tháo gỡ cảnh báo của EC về khai thác IUU, giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt Nam, ngày 13/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 45/CT-TTG yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển thực hiện nghiêm các quy định chống khai thác IUU.

- Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025.

- Phê duyệt Dự án Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II để giám sát các tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển, chống khai thác IUU.

- Phê duyệt Đề án gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc, Hiệp định biện pháp của các quốc gia có cảng của FAO.

- Ban hành Nghị định thay thế Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, trong đó có quy định cụ thể các hành vi phạm IUU đã được quy định trong Luật Thủy sản năm 2017.

- Ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Thủy sản năm 2017, tập trung quy định, hướng dẫn các nội dung khuyến cáo của EC về khai thác IUU.

* Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn:

- Bộ trưởng Bộ NN và PTNT đã nhiều lần trao đổi thư với Ủy ban Châu Âu và làm việc với Đại sứ EU tại Hà Nội về việc thực hiện của Việt Nam đối với các khuyến nghị của EC về IUU; đồng thời đề nghị EC tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện các quy định về IUU.

- Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan tích cực đẩy nhanh tiến độ trình Chính phủ để hoàn tất thủ tục Việt Nam gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc và Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của FAO.

- Tổng cục Thủy sản, các cơ quan, đơn vị của Bộ phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội trong việc thẩm định dự thảo Luật Thủy sản sửa đổi, trong đó có nội dung quy định về IUU theo khuyến nghị của EC.

- Đồng thời, đã nghiên cứu, xem xét dựa trên điều kiện thực tế của Việt Nam, qua đó đã triển khai sửa đổi một số điều khoản trong Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật; xem xét việc quy hoạch lại đội tàu khai thác phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý tàu cá, luật hóa lực lượng kiểm ngư, tổ chức đồng bộ hệ thống kiểm ngư từ trung ương xuống địa phương ven biển trên cơ sở tổ chức lại lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản; tiếp tục triển khai mạnh các giải pháp nhằm hạn chế tàu cá Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài; điều chỉnh lại việc giao quyền xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản.

- Gửi Công thư số 222/ICD-MARD ngày 15/11/2017 tới EC cập nhật tình hình sửa Luật Thuỷ sản theo các khuyến nghị của DG-MARD, trong đó kèm theo bản so sánh các khuyến nghị của DG-MARE.

- Ban hành Kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp cấp bách khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về khai thác IUU; trong đó đặc biệt tập trung sửa đổi Luật Thủy sản phù hợp với các nguyên tắc, quy định quốc tế và khu vực cũng như các khuyến nghị của EC về IUU (Quyết định 4840/QĐ-BNN-TCTS ngày 23/11/2017).

- Rà soát, xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản (sửa đổi), trong đó ưu tiên các văn bản có nội dung về quản lý khai thác IUU để đáp ứng yêu cầu của EC, đảm bảo văn bản dưới luật có hiệu lực thi hành cùng thời điểm Luật Thủy sản (sửa đổi) có hiệu lực vào 01/01/2019.

- Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ: Thông tư 50 ngày 30/12/2015 quy định về việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác; Thông tư 25 ngày 10/5/2013 và Thông tư 26 ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện công tác điều tra, công bố trữ lượng nguồn lợi hải sản nhằm quy hoạch, tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản trên các vùng biển phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi hải sản.

- Ban hành danh mục các loài hải sản cấm khai thác và tổ chức thực hiện việc cấm khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ đối với các loài Hải sâm, Trai tai tượng; kiểm soát chặt chẽ việc không phát triển tàu cá làm nghề lưới kéo.

- Chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư phối hợp với các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, xử phạt nghiêm các hành vi khai thác IUU.

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm khai thác tại các địa phương; hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế để kiểm tra, giám sát tàu, sản phẩm, nguyên liệu thủy sản khai thác bất hợp pháp nhập khẩu vào Việt Nam để tái xuất sang các nước.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn đàm phán, đối thoại với EC, bảo đảm cung cấp, tiếp nhận thông tin đầy đủ, kịp thời trong việc triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về khai thác IUU. Đàm phán và hợp tác các nước về nghề cá và kiểm soát các hành vi khai thác bất hợp pháp.

- Chủ trì hướng dẫn các địa phương xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nghề cá theo hướng tích hợp các thông tin về tàu cá, giấy phép khai thác, nhật ký khai thác và sản lượng lên bến để quản lý nghề cá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình truyền thông về khai thác IUU nhằm nâng cao nhận thức và hành động, tạo chuyển biến thật sự trong thực hiện các quy định, khuyến nghị của EC về khai thác IUU.

- Tổ chức Hội nghị về công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá toàn quốc vào ngày 7/12/2017 tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

4. Kết quả triển khai 4 nhóm khuyến nghị của Ủy ban châu Âu tại báo cáo giám sát của đoàn kiểm tra

Từ ngày 16 đến ngày 24/5/2018, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thuỷ sản của EC sang làm việc tại Việt Nam để kiếm tra tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU;

Ngày 25/6/2018, EC có công thư cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo ý kiến của EC đối với các nội dung đã kiểm tra tại Việt Nam (Công thư số Ares (2018) 3356871 ngày 25/6/2018).

Theo đó, phía EC tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị đề nghị Việt Nam tiếp tục khăc phục để chống khai thác IUU gồm: (1) Khung pháp lý; (2) Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; (3) Thực thi pháp luật; (4) Truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác.

Đến nay, kết quả triển khai 4 nhóm khuyến nghị đến 10/10/2018 như sau:

* Tập trung xây dựng, hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản năm 2017

- Luật Thủy sản 2017 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật cơ bản đã nội hóa được các công ước quốc tế và các khuyến nghị của EC để hướng tới phát triển nghề cá bền vững và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam.

- Trong qua trình xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuỷ sản, Bộ NN và PTNT đã thường xuyên trao đổi qua thư từ, họp trực tuyến qua cầu truyền hình, và tổ chức dịch các tài liệu này gửi cho Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thuỷ sản của EC để lấy ý kiến.

Kết quả: có 22/26 khuyến nghị của EC đã được xử lý cơ bản trong Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuỷ sản và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; 4/26 khuyến nghị đã được xử lý trong các Thông tư.

Hiện nay, 2 Nghị định và các Thông tư đang được hoàn tất trình ban hành vào tháng 11/2018 đế có hiệu lực từ tháng 01/2019, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của Luật Thủy sản.

* Tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát, kiểm soát hoạt động tàu cá

a) Về xây dựng qui định và lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên:

- Trong dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủy sản năm 2017 quy định: tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước ngày 01/4/2019; tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m đến dưói 24 m phải lắp đặt trước ngày 01/10/2019.

- Các địa phương đang chuyển đổi 3.000 thiết bị MOVIMAR sang lắp đặt cho tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên dự kiến 30/12/2018 chuyển đổi xong.

b) về cơ chế kiểm soát tàu cá ra vào cảng:

- Dự thảo Thông tư quy định phải giám sát 100% tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên, tàu vận chuyển thủy sản khi rời cảng hoặc cập cảng bốc dỡ thủy sản.

- Đặc biệt kiểm soát tốt hơn sản lượng và loài lên bến phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc.

c) Điều chỉnh qui trình kiểm soát tàu nước ngoài tại cảng Việt Nam:

Theo đó, tàu nước ngoài trước khi vào cảng Việt Nam phải thông báo trước 24 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá.

* Triển khai thực thi pháp luật

Các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp triển khai thực hiện các giải pháp để kiểm soát tình hình và giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.

- Đầu năm 2018 đến nay, không còn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển các nước, quốc đảo Thái Bình Dương; tàu cá vi phạm các nước trong khu vực giảm, chủ yếu bị bắt giữ tại khu vực vùng biển chồng lấn, tranh chấp giữa Việt Nam và các nước.

- Tiếp tục công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chống khai thác IUU cho toàn thể xã hội, đặc biệt là các cơ quan quản lý, thực thi pháp luật của 28 tỉnh ven biển, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp.

* Công tác chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác

- Tổ chức hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện xác nhận, chứng nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo quy định.

- Công tác chúng nhận, xác nhận thủy sản khai thác đang triển khai thực hiện tốt ngay tại cảng, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ sản phấm thủy sản khai thác phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc.

- Giải trình các vướng mắc của các nước nhập khẩu khi có kiến nghị để tháo gỡ cho doanh nghiệp khi xuất khẩu thủy sản đi các nước.

TB (tổng hợp)

Tin mới:
Tiếp tục hồi hương những người Việt không được Anh cho cư trú(19/04/2024)
Dịch giả Vũ Ngọc Cân - người góp nhịp cầu kết nối văn hóa Việt Nam - Hungary(18/04/2024)
Việt Nam, LB Nga thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo(17/04/2024)
Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh, Nghệ An(17/04/2024)
Thông báo học bổng Chính phủ du học tại Romania năm 2024(17/04/2024)
Đường bay Việt Nam đi châu Âu tránh xa vùng xung đột Trung Đông(15/04/2024)
Cộng hoà Séc muốn sớm mở đường bay thẳng, tuyển nhiều lao động từ Việt Nam(10/04/2024)
Cảnh sát Slovakia buộc tội 8 người, trong đó có cựu cố vấn của Fico, trong vụ bắt một người Việt Nam(06/04/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Piotr Zgorzelski(28/03/2024)
VFF chính thức bổ nhiệm người thay thế HLV Troussier(28/03/2024)
Các tin khác:
VOV và Đài Phát thanh Quốc gia Bulgaria ký thỏa thuận hợp tác(26/03/2024)
Đại học Baťa sẽ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ(23/03/2024)
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y Việt Nam có thể đến Séc vào đầu năm 2025(21/03/2024)
Việt Nam - Cộng hòa Séc tăng cường hợp tác đầu tư trong nông nghiệp(21/03/2024)
Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước(21/03/2024)
Máy bay huấn luyện L-39NG đầu tiên của Séc tại Việt Nam(20/03/2024)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ(20/03/2024)
TPHCM mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ với Cộng hòa Séc trên các lĩnh vực(20/03/2024)
CH Séc mong muốn xuất khẩu bò giống, sản phẩm thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam(20/03/2024)
Výborný bay đến Philippines và Việt Nam. Vì bia, thịt và lao động(14/03/2024)
Vietnam Airlines sẽ bắt đầu bay tới Munich vào tháng 10(12/03/2024)
Việt Nam và Slovenia tham vấn chính trị, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ(12/03/2024)
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan(09/03/2024)
Lý do Vietnam Airlines hủy liên tiếp các chuyến bay đi Đức(06/03/2024)
Tổng thống Séc nhận giấy ủy nhiệm của các đại sứ mới trong đó có đại sứ Việt Nam(05/03/2024)
Cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Thụy Sĩ(05/03/2024)
Các nghị sĩ sẽ bay tới Việt Nam, Argentina, Philippines và một lần nữa tới Đài Loan(29/02/2024)
Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 tại Nga sẽ quy tụ 28.000 người tham gia(27/02/2024)
Khai trương Phòng thư viện Việt Nam tại Viện nghiên cứu của nước Nga(23/02/2024)
Kazakhstan khai thác chuyến bay từ Nga đến Việt Nam(18/02/2024)
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”(03/02/2024)
Dự báo lượng du khách Nga đến thăm Việt Nam sẽ tăng nhanh(01/02/2024)
Những người về hưu ở Séc nhìn chung đứng thứ 10 trên thế giới, thậm chí đứng đầu về phúc lợi vật chất(26/01/2024)
Tổng thống Steinmeier: Lao động Việt có thể giúp Đức cải thiện thiếu hụt nhân lực(24/01/2024)
Tổng thống Đức đến Việt Nam(23/01/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm trường cũ tại Romania(22/01/2024)
Các bãi đậu xe ở khu trượt tuyết lại một lần nữa quá tải, cảnh sát kiểm soát giao thông(21/01/2024)
Đoàn công tác Thượng viện Cộng hòa Czech thăm và làm việc tại Lâm Đồng(20/01/2024)
Việt Nam - Hungary ký ba văn kiện hợp tác(19/01/2024)
Cảnh báo “chiêu trò” của doanh nghiệp Tây Ban Nha khi mua nông sản Việt(17/01/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này