Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Việt Nam với Séc, EU
Căng thẳng Biển Đông đe dọa an ninh thế giới (02/12/2018)

Trong hai ngày 8 và 9/11/2018, tại thành phố Đà Nẵng - Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đồng tổ chức đã được tổ chức. Tham dự Hội thảo có 220 đại biểu, bao gồm 89 học giả quốc tế, 31 đại diện đến từ 22 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, gần 100 học giả, đại biểu Việt Nam, cùng 110 phóng viên đến từ 60 hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước. Tại hội thảo lần này, đã có khoảng 30 tham luận, trình bày về tình hình Biển Đông. Động thái của các nước trong 10 năm qua đã được các đại biểu thảo luận, đánh giá toàn diện.

Chúng ta cùng điểm lại một số tình hình căng thẳng tại biển Đông trong thời gian gần đây để tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề.

Gần đây, Trung Quốc tiếp tục các hoạt động quân sự hóa và đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông với mức độ cứng rắn hơn, gây leo thang căng thẳng và đe dọa đến hòa bình, ổn định thế giới. Đáng chú ý, Bắc Kinh tìm cách tuyên truyền phản đối phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA).

Một trong những động thái leo thang căng thẳng đáng chú ý nhất của Trung Quốc thời gian qua là việc Bắc Kinh điều tàu quân sự ngăn cản quyết liệt, yêu cầu tàu nước ngoài tránh xa các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép ở Biển Đông. Theo CNN, ngày 30/9, Tàu khu trục Lữ Dương của Trung Quốc đã tiếp cận cách mũi tàu khu trục USS Decatur của Hải quân Mỹ chỉ 41 m trong khi tàu này đang di chuyển ở phạm vi 12 hải lý quanh các bãi đá Gaven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, khiến tàu Mỹ buộc phải chuyến hướng để tránh va chạm. Các quan chức hải quân Mỹ gọi hành động của Trung Quốc là “không an toàn và không chuyên nghiệp”. Ngày 5/10, trang mạng bussiness insider.com trích dẫn bình luận của Giáo sư Carl Thayer – giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Australia cho rằng “Đây là hành động mang tính gây hấn và nguy hiểm nhất mà Trung Quốc tiến hành kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền”. Theo ông Thayer, mọi hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trên Biển Đông đều bị ngăn cản bởi tàu thuyền và chiến đấu cơ TQ, song chưa hề có hành động tiếp cận nào ở cự ly gần hoặc tiếp cận một cách nguy hiểm như vậy.

Một động thái có nguy cơ dẫn đến thảm họa sinh thái là việc Trung Quốc có kế hoạch triển khai xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi ở Biển Đông. Theo Reuters, trong bản báo cáo năm 2018 với tiêu đề “Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan tới Trung Quốc” đệ trình lên Quốc hội Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết “Có dấu hiệu Trung Quốc đang tiến hành kế hoạch cung cấp điện cho các đảo và đá ngầm trên Biển Đông bằng những trạm năng lượng hạt nhân nổi. Quá trình này được cho là sẽ bắt đầu trước năm 2020”. Ngày 30/8, VOA đưa tin, ông Collin Koh - chuyên gia nghiên cứu an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore cho rằng việc Trung Quốc xây dựng hàng chục nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông sẽ đặt ra một nguy cơ sinh thái rất lớn, chưa tính đến yếu tố công nghệ năng lượng hạt nhân của Trung Quốc có thể chưa phải loại tốt nhất thế giới.

Tháng 7/2016 Tòa Trọng tài Thường trực của Liên hợp Quốc (PCA) đã ra phán quyết về Vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó: Bác bỏ  chủ quyền phi lý của Trung Quốc về đường 9 đoạn; không có đảo nào tại Trường Sa và Hoàng Sa có quy chế thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế; lên án Trung Quốc đã có những hoạt động ở Biển Đông gây tổn hại môi trường và hệ sinh thái biển...

Chính sách leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Tháng 7/2016 Tòa Trọng tài Thường trực của Liên hợp Quốc (PCA) đã ra phán quyết về Vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó: Bác bỏ  chủ quyền phi lý của Trung Quốc về đường 9 đoạn; không có đảo nào tại Trường Sa và Hoàng Sa có quy chế thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế; lên án Trung Quốc đã có những hoạt động ở Biển Đông gây tổn hại môi trường và hệ sinh thái biển...

Để phản ứng trước việc Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng nhằm tạo ra sự đã rồi, các nước lớn như Mỹ, Nhật, Úc, Anh ngày càng can dự nhiều hơn vào khu vực, góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định khu vực và trên thế giới. Theo Reuters, phát biểu tại Viện nghiên cứu Hudson ở Washington ngày 4/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã chỉ trích việc Trung Quốc triển khai các tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không trên các đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông tranh chấp, bất chấp những cam kết không quân sự hóa những đảo này. Ngày 25/10, báo Liên hiệp buổi sáng Singapore đăng bài viết của tác giả Tăng Duy Tân - chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Hồng Công, trong đó nhấn mạnh những hành động của Trung Quốc rõ ràng đã de dọa trật tự thế giới cũng như lợi ích toàn cầu của Mỹ khiến Washington không chịu khoanh tay đứng nhìn. Bắt đầu từ tháng 10/2015, Mỹ liên tục tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) tại khu vực Biển Đông. đưa tàu chiến tiếp cận khu vực, thách thức kiểm soát các đảo đá của Trung Quốc. Trong cuộc đối thoại thường niên Mỹ- Trung 2+2 (Ngoại giao và Quốc phòng) ngày 9/11/2018, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc rút các hệ thống tên lửa ra khỏi các thực thể tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, và khẳng định lại rằng tất cả các nước nên tránh giải quyết tranh chấp thông qua các hành vi cưỡng bức hay đe dọa  . Đây là lần đàu tiên  Mỹ thúc giục Trung Quốc triệt thoái các hệ thống tên lửa mà Trung Quốc  đã triển khai trên các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông. Tháng 7/2016, Tòa trọng tài thường tực Liên hợp quốc (PCA) đã ra phán quyết phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông do không phù hợp với luật pháp quốc tế. Phán quyết của PCA tiếp tục được Mỹ và Philippines lấy làm căn cứ để phản đối yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc.

Ngày 3/10, trang mạng Nikkei Asian Review đăng bài viết của Giáo sư Yoichiro Sato tại Đại học châu Á-Thái Bình Dương Risumeikan cho rằng Nhật Bản cần phải liên minh chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh của Mỹ mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực.

Quyết tâm can dự của Nhật Bản thể hiện rõ nhất trong việc đưa tàu ngầm Kuroshio tới Biển Đông vào ngày 13/9 cùng tàu sân bay trực thăng Kaga và hai tàu khu trục Inazuma và Suzutsuki tiến hành cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông. Ngày 3/10, báo The Australian đưa tin, Bộ trưởng quốc phòng Australia Christopher Pyne cho rằng “Australia đã liên tục bày tỏ quan ngại về việc quân sự hóa liên tục ở Biển Đông và tiếp tục thúc giục tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền nên kiềm chế các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”. Trả lời phỏng vấn báo Financial Times ngày 22/10, Đô đốc Philip Jones - Tư lệnh Hải quân Hoàng Gia Anh nhấn mạnh Anh có nghĩa vụ bày tỏ sự ủng hộ bằng việc làm cụ thể với các đồng minh của nước này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như phản đối hành vi vi phạm của Trung Quốc đối với công ước quốc tế về luật biển, cho rằng “việc đưa ra cách diễn giải sai về công ước chung về luật biển cần bị lên án, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nhiều nước khác trên thế giới cũng sẽ đưa ra những diễn giải theo cách riêng của mình”. Tư lệnh Hải quân Hoàng Gia Anh khẳng định sẽ tiếp tục cử thêm các tàu chiến của Anh đi qua vùng biển đang có tranh chấp thuộc Biển Đông. Trước đó, ngày 31/8, Tàu chiến HMS Albion của Hải quân Hoàng Gia Anh di chuyển đến Trường Sa sau khi tham gia tập trận chung với tàu chiến của Nhật Bản trên Ấn Độ Dương.

Các nước ASEAN trong đó có các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông gồm Brunei, Phillipines, Malaysia, Việt Nam đều bày tỏ quan ngại và lên án các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông, đề cao sự đoàn kết và vai trò quan trọng của ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, mong muốn các nước có trách nhiệm hợp tác duy trì hòa bình, an ninh và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, kiềm chế không đe dọa và sử dụng vũ lực, tôn trọng đầy đủ các quá trình pháp lý và ngoại giao, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán thực chất Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Mới đây, tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 12 tại Singapore từ 19-22/10, các Bộ trưởng đã ra Tuyên bố chung trong đó tái khẳng định quan điểm này.

(parlamentnilisty.cz)

Tin mới:
Đường bay Việt Nam đi châu Âu tránh xa vùng xung đột Trung Đông(15/04/2024)
Cộng hoà Séc muốn sớm mở đường bay thẳng, tuyển nhiều lao động từ Việt Nam(10/04/2024)
Cảnh sát Slovakia buộc tội 8 người, trong đó có cựu cố vấn của Fico, trong vụ bắt một người Việt Nam(06/04/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Piotr Zgorzelski(28/03/2024)
VFF chính thức bổ nhiệm người thay thế HLV Troussier(28/03/2024)
VOV và Đài Phát thanh Quốc gia Bulgaria ký thỏa thuận hợp tác(26/03/2024)
Đại học Baťa sẽ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ(23/03/2024)
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y Việt Nam có thể đến Séc vào đầu năm 2025(21/03/2024)
Việt Nam - Cộng hòa Séc tăng cường hợp tác đầu tư trong nông nghiệp(21/03/2024)
Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước(21/03/2024)
Các tin khác:
Máy bay huấn luyện L-39NG đầu tiên của Séc tại Việt Nam(20/03/2024)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ(20/03/2024)
TPHCM mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ với Cộng hòa Séc trên các lĩnh vực(20/03/2024)
CH Séc mong muốn xuất khẩu bò giống, sản phẩm thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam(20/03/2024)
Výborný bay đến Philippines và Việt Nam. Vì bia, thịt và lao động(14/03/2024)
Vietnam Airlines sẽ bắt đầu bay tới Munich vào tháng 10(12/03/2024)
Việt Nam và Slovenia tham vấn chính trị, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ(12/03/2024)
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan(09/03/2024)
Lý do Vietnam Airlines hủy liên tiếp các chuyến bay đi Đức(06/03/2024)
Tổng thống Séc nhận giấy ủy nhiệm của các đại sứ mới trong đó có đại sứ Việt Nam(05/03/2024)
Cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Thụy Sĩ(05/03/2024)
Các nghị sĩ sẽ bay tới Việt Nam, Argentina, Philippines và một lần nữa tới Đài Loan(29/02/2024)
Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 tại Nga sẽ quy tụ 28.000 người tham gia(27/02/2024)
Khai trương Phòng thư viện Việt Nam tại Viện nghiên cứu của nước Nga(23/02/2024)
Kazakhstan khai thác chuyến bay từ Nga đến Việt Nam(18/02/2024)
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”(03/02/2024)
Dự báo lượng du khách Nga đến thăm Việt Nam sẽ tăng nhanh(01/02/2024)
Những người về hưu ở Séc nhìn chung đứng thứ 10 trên thế giới, thậm chí đứng đầu về phúc lợi vật chất(26/01/2024)
Tổng thống Steinmeier: Lao động Việt có thể giúp Đức cải thiện thiếu hụt nhân lực(24/01/2024)
Tổng thống Đức đến Việt Nam(23/01/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm trường cũ tại Romania(22/01/2024)
Các bãi đậu xe ở khu trượt tuyết lại một lần nữa quá tải, cảnh sát kiểm soát giao thông(21/01/2024)
Đoàn công tác Thượng viện Cộng hòa Czech thăm và làm việc tại Lâm Đồng(20/01/2024)
Việt Nam - Hungary ký ba văn kiện hợp tác(19/01/2024)
Cảnh báo “chiêu trò” của doanh nghiệp Tây Ban Nha khi mua nông sản Việt(17/01/2024)
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Séc(16/01/2024)
Khoảng 1.500 kiều bào sẽ tham dự chương trình Xuân Quê hương 2024 tại TP. Hồ Chí Minh(16/01/2024)
Đề nghị Czech thúc đẩy EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA(11/01/2024)
Chủ tịch Quốc hội Bulgaria gặp gỡ đại diện những người Việt Nam từng học tập, công tác tại Bulgaria(08/01/2024)
Hà Tĩnh dự kiến gặp mặt kiều bào về quê đón Tết vào ngày 5/2(05/01/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này