Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở Séc
Nhiều người Việt ra nước ngoài bị ghét vì hành xử phản cảm (06/11/2018)

Hồi mới sang Czech, một lần để con trai đi tiểu ở bụi cây ven đường, chị Chung thấy mình bị nhìn như kẻ ngoài hành tinh.

Vụ việc Nhật Bản đang truy tìm người viết tiếng Việt lên di tích quốc gia nước này không gây ngạc nhiên với những người đã sống ở nước ngoài, bởi họ từng chứng kiến hoặc vô tình có hành xử phản cảm.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp, tốt nghiệp thạc sỹ ngành quan hệ quốc tế tại Nhật và có 2 năm kinh nghiệm làm báo tại nước này, cho biết, ý thức bảo vệ các công trình công cộng của Nhật rất cao. Tình trạng dùng sơn vẽ bậy lên tàu, tường hay cào bẩn tại các điểm công cộng ở Nhật vô cùng hiếm. Đa số người nước ngoài đến Nhật cũng có tinh thần này. Tuy nhiên, khi đi du lịch qua mấy chục tỉnh của Nhật, chị đã tận mắt thấy không dưới 10 lần người ta vẽ, viết bằng tiếng Việt lên di tích. "Vì các trường hợp đó ở chỗ khuất nên người ta không làm lớn chuyện thôi", chị Diệp cho biết.

Một trong các phiến đá thuộc Thành cổ Yonago, Nhật Bản bị viết, vẽ bậy lên bằng tiếng Việt. Ảnh: Asahi.

Một trong các phiến đá thuộc Thành cổ Yonago, Nhật Bản bị viết, vẽ bậy lên bằng tiếng Việt. Ảnh: Asahi.

Sống tại Nhật 4 năm, chị Diệp chứng kiến nhiều hành vi thiếu văn minh của đồng hương ở xứ này, "đặc biệt là tình trạng ăn trộm đồ trong siêu thị, như quần áo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng rồi mang đi bán".

Tờ Kyodo của Nhật hồi tháng 4 dẫn số liệu của cảnh sát Nhật Bản, cho biết "trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt, với hơn 2.000 vụ được ghi nhận vào năm ngoái".

Cũng theo chị Diệp, một số người Việt sang đây còn dạy nhau cách trốn vé tàu, coi như là một "chiến tích". Họ không biết rằng bị phát hiện lần đầu sẽ chỉ bị phạt nhẹ, vì được cho là lỗi vô tình, nhưng tái phạm nhiều lần có thể bị đuổi về nước.

Nhà báo Diệp cho rằng, người Việt có cách cư xử trên vì không bị trừng phạt khi thực hiện các hành vi đó khi ở trong nước. Nhiều người sang Nhật theo diện xuất khẩu lao động không chịu tìm hiểu văn hoá, nguyên tắc ứng xử bản địa nên vẫn giữ thói quen tùy tiện như ở quê nhà. Điều này khiến người Việt tử tế bị vạ lây. 

"Biển báo bằng tiếng Việt cấm ăn cắp ngày một nhiều. Người Việt đi làm tại đây hay bị người ta dò xét soi mói", chị Diệp kể.

Cảnh báo về việc có hệ thống carema giám sát tránh ăn cắp bằng tiếng Việt tại Nhật. Ảnh: Facebook. 

Cảnh báo bằng tiếng Việt về việc có hệ thống carema giám sát tránh ăn cắp tại một cửa hàng thời trang ở tỉnh Saitama, Nhật Bản, xuất hiện trên mạng tháng 7/2014. Ảnh: Facebook. 

Bê nguyên cách ứng xử ở trong nước khi ra nước ngoài sống cũng là một lý do khiến nhiều người Việt bị nhìn như "người ngoài hành tinh".

Theo chồng sang Czech sống tới nay là năm thứ 5, chị Đỗ Thị Chung (quê Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, chị chưa hoàn toàn thích nghi với cuộc sống ở đây, nhưng cũng nhận ra mình cần thay đổi nếu không muốn bị "lạc loài". 

Hồi mới sang, cậu con trai đầu của chị chưa đầy 2 tuổi. Vẫn theo thói quen ở Việt Nam, bé đi tới đâu là chạy huỳnh huỵch, hò hét. Lúc vào siêu thị, khi nhìn những đứa trẻ Tây đi nhẹ, nói nhỏ như cha mẹ, chị dần hiểu tại sao ai cũng nhìn con mình như một em bé có vấn đề. Về sau, chị phải dạy con không được kêu la, gây ồn ào ở chỗ công cộng. 

Xuất thân nông thôn, chị Chung cũng từng bất ngờ khi bị chỉ trích vì cho con đi tiểu bên đường. "Hôm đó cả nhà đi lễ hội, thằng bé còn nhỏ, nhà vệ sinh công cộng thì ở xa. Mình đã dẫn con vào một bụi cây khuất, vậy mà khi người bản xứ bắt gặp, họ nhìn mình kinh ngạc và tỏ ra tức giận", chị Chung kể. Hóa ra ở đó, trẻ nhỏ không bao giờ đi tiểu tiện bậy, các bé được rèn đi vệ sinh trước khi ra khỏi nhà, nếu ra đường thì nhất định phải vào nhà vệ sinh công cộng. 

Một lần khác, chị dẫn con vào bệnh viện, bé ngứa cổ nên ho liên tục. Mọi người nhìn với ánh mắt không hài lòng, sau đó có người ra nhắc khi con ho thì cần đưa bé ra một góc riêng để tránh lan virus. "Khi đó mình cảm thấy bị phân biệt đối xử. Rõ ràng bé là trẻ con và đâu cố tình ho như vậy", chị Chung bày tỏ. 

Tuy vậy, chị thừa nhận, sau khi sống ở Czech một thời gian, chị cũng học hỏi được cách giáo dục sao cho con tự lập, biết tôn trọng mọi người xung quanh và giữ vệ sinh chung ở bất cứ chỗ nào.

Sau nhiều năm sống tại Berlin, Đức, chị Lê An Thanh, 38 tuổi, cho biết, nhiều khi, chị cảm thấy ngại ngùng khi đi trên tàu thấy người Việt gọi điện thoại hoặc trò chuyện oang oang, trong khi người Đức rất nhỏ nhẹ, ngại gây phiền tới người khác. "Những người nói to bị xem là có vấn đề về thần kinh và nghiện rượu nên mới không kiểm soát được hành vi", chị Thanh kể.

Chị Thanh cho biết, một người chị quen, sang Đức từ năm 1987, nhưng tới giờ vẫn đi tới đâu là ăn to nói lớn, gặp cảnh tắc đường sẵn sàng đứng chửi rủa. Một lần đi chơi, bà này chui vào dãy hoa trong công viên để chụp ảnh, rồi tiện tay bẻ một cành tạo dáng. Cuối buổi, bà gói bịch rác lại, để luôn trong vườn hoa dù thùng rác chỉ cách mấy bước chân.

Một đôi vợ chồng người Việt sống tại Malaysia quảng cáo bán thịt chó trên Facebook. Ảnh: NST

Một đôi vợ chồng người Việt sống tại Malaysia quảng cáo bán thịt chó trên Facebook. Ảnh: NST

Sống tại huyện Batu Pahat, bang Johor ở Malaysia 8 năm, anh Nguyễn Thành (Phúc Thọ, Hà Nội) kể, cộng đồng người Việt làm việc tại các nhà máy may tại đây rất đông nhưng đa số không được thiện cảm của người địa phương. Lý do lớn nhất là từ khi đến đây, rất nhiều người Việt đi săn bắt động vật hoang (chó, mèo, trăn, lợn rừng...) mang về ăn hoặc xẻ đem bán. 

"Ai mới đến cũng được truyền miệng cho biết người bản xứ theo đạo Hồi và kiêng ăn thịt chó, mèo, họ cũng yêu vật hoang, không đi bắt về ăn. Nhưng nhiều người Việt vẫn bắt", anh Thành kể. 

Anh đã chứng kiến khá nhiều đồng hương đi bắt chó, mèo mang về xẻ thịt bán, bị bắt giam hay buộc phải về nước. 

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng viện nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, chuyện người Việt có các hành vi gây phản cảm khi ra nước ngoài khá phổ biến. Nó thể hiện thói quen tùy tiện, bắt nguồn từ nếp sống tiểu nông, vẫn tồn tại tới nay. "Nhiều người chưa kịp hoặc không chịu thay đổi khi có điều kiện ra nước ngoài văn minh", ông Sơn nói.

Ngoài ra, theo ông Sơn, người Việt vốn có tính cá nhân cao, tính cộng đồng thấp, vì thế nhiều người không chú ý tới cách ứng xử khi ở nơi công cộng. Chuyện viết lên di tích khá phổ biến, và nó cũng thể hiện một đặc tính - là thích lưu danh, muốn thể hiện mình. 

Theo tiến sĩ Sơn, đây đều là các điểm yếu của giáo dục. Vì thế, để thay đổi, cần bắt đầu từ giáo dục, cả ở trường và nhà để rèn các thói quen, nếp sống văn minh từ nhỏ. Trước khi ra nước ngoài cần tìm hiểu về văn hóa, ứng xử phù hợp. 

Vương Linh (vnexpress)

Tin mới:
Đóng cửa cơ sở "CAOZA MARKET"(18/04/2024)
Đóng quầy kho trong chợ Sapa(16/04/2024)
Thịt lỗi không đến tay người tiêu dùng(15/04/2024)
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trang nghiêm và thành kính tại Séc (14/04/2024)
Hội nghị BCH Hội người Việt Nam tại Séc lần thứ 10 nhiệm kỳ 2019-2024 (12/04/2024)
Tấm lòng của nhà thiết kế Séc gốc Việt dành tặng trẻ em Việt Nam(11/04/2024)
Xuất hiện tiền đạo nữ Việt kiều tỏa sáng trời Âu, vượt trội Huỳnh Như(10/04/2024)
Thanh tra thực phẩm phát hiện húng quế từ Thái Lan chứa 10 loại thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn(04/04/2024)
Thanh tra đóng cửa cơ sở MK potraviny (03/04/2024)
Tại chợ SAPA, hầu hết những người vận chuyển thực phẩm bị phát hiện vi phạm pháp luật (03/04/2024)
Các tin khác:
Học sinh tìm hiểu về văn hóa Việt Nam(03/04/2024)
Tiền vệ Việt kiều toả sáng ở CH Séc bị gạch tên khỏi U23 Việt Nam(30/03/2024)
Chân gà và lòng đỏ trứng. Bác sĩ thú y phát hiện thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Sapa(27/03/2024)
Kiểm tra năm ngoái phát hiện hàng giả trị giá nửa tỷ. Lượng lớn cũng bị hải quan thu giữ trong năm nay.(25/03/2024)
Đóng cửa một phần cơ sở kinh doanh của QUANG DUC PHUNG(22/03/2024)
Hai cuộc truy quét ma túy quy mô lớn cùng lúc(22/03/2024)
Bác sĩ thú y phát hiện 300 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc trong kho lậu ở chợ Sapa(19/03/2024)
LĐBĐ Séc triệu tập Andrej Nguyễn An Khánh(15/03/2024)
Người dân từ 150 quốc gia sống ở Brno! Số người đến từ Philippines tăng gấp 3 trong 2 năm(14/03/2024)
Thanh tra kiểm tra Večerka ở Teplice và cơ sở ở Tatce(07/03/2024)
Người giữ trẻ ở Praha làm chết 1 bé gái, tí nữa làm chết 1 bé gái khác được tòa án trả tự do (07/03/2024)
Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử(06/03/2024)
Hải quan tỉnh Plzeňský phát hiện mì, bánh đa nem và thuốc lá điện tử giả(06/03/2024)
Cuộc đột kích lớn ở chợ Sapa. Hải quan với ČOI thu giữ hàng giả trị giá 95 triệu koruna(05/03/2024)
Kỷ niệm ngày 8/3 của phụ nữ Việt Nam ở Česká Lípa(04/03/2024)
Tòa bắt đầu xét xử lại vụ án tham nhũng của Thẩm phán Elischer(26/02/2024)
Đóng cửa cơ sở potraviny của TONY LE s.r.o.(25/02/2024)
Đóng một phần cơ sở potraviny ở Hořovice(21/02/2024)
Cảnh sát ngừng tìm kiếm một bé gái Việt Nam 12 tuổi ở Jesenice, họ thấy cô bé an toàn(21/02/2024)
Cảnh sát tìm kiếm Duong Thao Nhi đến từ Jesenice gần Praha vì tính mạng của cô có thể gặp nguy hiểm(21/02/2024)
Cộng đồng người Việt ở Kutná Hora đón Tết Nguyên đán(15/02/2024)
LĐBĐ Séc triệu tập cầu thủ Việt kiều U23 Việt Nam Andrej Nguyễn An Khánh(15/02/2024)
Tết ở Séc rất đầy đủ về vật chất(14/02/2024)
Tết của người Việt ở Plzeň(13/02/2024)
Sinh viên từ Việt Nam mà đâm bạn cùng lớp trong ký túc xá bị tòa án tống tạm giam(13/02/2024)
Người Việt ở Olomouc tưng bừng đón năm mới (13/02/2024)
Người Việt ở Séc đón năm mới - Năm Rồng. Họ tặng tiền trong những phong bì màu đỏ(12/02/2024)
Người Việt ở Vysočina bước vào năm con Rồng(12/02/2024)
Thay vì bánh ngọt, anh ta lại vận chuyển hai tấn sản phẩm động vật có vấn đề(11/02/2024)
Chùa Giác Nguyện Brno tổ chức đón giao thừa .Đón năm mới Giáp thìn 2024(11/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này