Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Việt Nam với Séc, EU
Việt kiều Đức về Việt Nam làm (20/05/2018)

Mong muốn “làm một điều gì đó cho quê hương”, TS, Luật sư Nguyễn Trọng Cử - một Việt kiều có hơn 30 năm sinh sống và làm việc tại Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức đã trở về Việt Nam làm “nông dân”, ông cũng là một trong những người đầu tiên mang sản phẩm cá tầm nuôi tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Trọng Cử (giữa) đang chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá tầm cho Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Uzbekistan, ông Mirzaev Zoiyr (bên trái)

Khởi nghiệp bằng nông nghiệp

Nhớ lại thời điểm năm 2000 khi quyết định chuyển cả gia đình về Việt Nam sinh sống, ông Nguyễn Trọng Cử cho biết, thời điểm ấy, công việc và cuộc sống của ông tại Đức khá thuận lợi, vợ và các con đều sinh sống tại đó. Nên khi có ý định quay trở lại Việt Nam, bạn bè và nhiều người còn cho rằng ông đang “đi ngược” với mong muốn của nhiều người, nhưng tình cảm với quê hương, với những người dân Việt Nam hồn hậu, chân chất luôn thôi thúc ông quay về.

Bên cạnh đó, vợ ông – bà Anke Friedel Nguyễn rất yêu Việt Nam, từ khi còn là một cô sinh viên sống tại Đức, bà đã chọn chuyên ngành Việt Nam học để nghiên cứu. Sau khi đi làm, bà cũng tham gia rất nhiều các chương trình, dự án chính phủ Đức hỗ trợ cho Việt Nam. Tình yêu Việt Nam đã ngấm vào con người bà, nên bà luôn muốn cả gia đình quay lại Việt Nam, để các con cảm nhận được truyền thống văn hóa tại quốc gia của chồng mình.

Sau một thời gian trở về Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Cử cho biết, không cảm thấy ân hận hay tiếc nuối, đồng thời cho rằng, đây là một quyết định sáng suốt. Bởi đúng như vợ ông đã nói, nếu không phải thời điểm ấy, thì sẽ không bao giờ ông quay trở lại Việt Nam và sẽ không bao giờ ông có được những trải nghiệm như ngày hôm nay.

Nói về lý do chọn lĩnh vực nông nghiệp để “khởi nghiệp” khi quay trở lại quê hương, cụ thể là nuôi cá tầm – một lĩnh vực rất mới mẻ, lại chưa từng có tiền lệ tại tại Việt Nam. Ông Nguyễn Trọng Cử cho biết, một trong những lý do chọn lĩnh vực nông nghiệp bởi, đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, nhưng lại chưa phát huy được để phát triển.

Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, ông mong muốn đưa những sản phẩm nông nghiệp sạch, cao cấp về Việt Nam, để du khách quốc tế đến Việt Nam có thêm sự lựa chọn cho thực đơn của mình. Đồng thời với đó, lựa chọn nuôi cá tầm tại Việt Nam là bởi, Đức là một quốc gia rất phát triển ngành này, nhưng ở Việt Nam vẫn là con số 0, song với nhạy cảm của mình, ông  nhìn thấy được những cơ hội phát triển rất lớn của lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam.

Cụ thể, ông Cử cho rằng, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế khá tốt, được khu vực và thế giới đánh giá cao, đời sống người dân được cải thiện, Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế và văn hóa thế giới, nên người Việt Nam cũng sẵn sàng thưởng thức những thực phẩm mới trong thực đơn hàng ngày của mình.

Bên cạnh những thuận lợi, thời gian đầu đưa con cá tầm, cá hồi vào Việt Nam, ông Cử cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, do là người đầu tiên xây dựng mô hình này, loại hình chăn nuôi này khá mới mẻ, cùng với đó, môi trường đầu tư tại Việt Nam thời điểm đó chưa thực sự thuận lợi, “học phí” cho những doanh nghiệp khởi nghiệp như ông Cử khá cao. Song sau gần 20 năm kinh doanh tại Việt Nam, ông Cử cho rằng, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã có sự thay đổi khá tích cực, thuận lợi hơn cho những doanh nghiệp hoạt động.

Cơ hội lớn cho cá tầm Việt Nam

Với quyết tâm và tình yêu với quê hương, ông đã nỗ lực rất nhiều, tìm hiểu điều kiện sống của cá tầm, cá hồi và mạnh dạn đầu tư về Việt Nam. Đến nay, ông Cử đã rất thành công với mô hình nuôi cá tầm tại Việt Nam với 3 trang trại nuôi cá tầm tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sapa (Lạng Sơn) và Đà Bắc (Hòa Bình), đây là đều là những vùng có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho nghề nuôi cá nước lạnh phát triển.

Bên cạnh việc cung cấp cá thịt ra thị trường thông qua hệ thống nhà hàng Thác Bạc tại một số địa phương như Lạng Sơn, Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Cử còn cung cấp cá tầm giống cho các trang trại nuôi cá tầm tại Việt Nam. Nhờ đó, nghề nuôi cá tầm tại Việt Nam đã bắt đầu phát triển mạnh, nhận được sự quan tâm của thị trường trong nước và cộng đồng quốc tế.

Theo nhận định của đại diện Hiệp hội phát triển cá nước lạnh Việt Nam, so với cá tầm nhập khẩu, cá tầm được nuôi trong nước có giá không đắt hơn mà chất lượng lại tốt hơn rất nhiều. Nhờ đó, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã mong muốn hợp tác với Việt Nam trong phát triển nghề nuôi cá tầm.

Cụ thể, vào giữa tháng 3/2018, một phái đoàn chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của CHLB Đức đã có chuyến công tác tại Việt Nam để tìm hiểu cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi cá tầm. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, nhận định về nghề nuôi cá tầm tại Việt Nam, ông Martin Oberle – Viện Thủy sản thuộc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp bang Bavaria – CHLB Đức cho rằng: Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển và tiêu thụ cá tầm, chất lượng cá tầm của Việt Nam cũng được đánh giá cao, không thua kém gì cá được nuôi ở các quốc gia châu Âu. Đây là cơ sở rất lớn để CHLB Đức hợp tác với Việt Nam trong phát triển nghề nuôi cá tầm.

Trước đó, vào tháng 2/2018, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Uzbekistan, ông Mirzaev Zoiyr cùng Đoàn công tác của Uzbekistan cũng đã dành trọn một ngày lên trang trại của ông Nguyễn Trọng Cử tại Đà Bắc (Hòa Bình) để tận mắt chứng kiến mô hình nuôi cá tầm của của việt kiều Đức. Tại đây, một biên bản hợp tác nuôi cá giữa hai quốc gia đã được ký kết, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực nông nghiệp đầy tiềm năng.

Nguyễn Hòa (Báo Công Thương)

Tin mới:
Đường bay Việt Nam đi châu Âu tránh xa vùng xung đột Trung Đông(15/04/2024)
Cộng hoà Séc muốn sớm mở đường bay thẳng, tuyển nhiều lao động từ Việt Nam(10/04/2024)
Cảnh sát Slovakia buộc tội 8 người, trong đó có cựu cố vấn của Fico, trong vụ bắt một người Việt Nam(06/04/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Piotr Zgorzelski(28/03/2024)
VFF chính thức bổ nhiệm người thay thế HLV Troussier(28/03/2024)
VOV và Đài Phát thanh Quốc gia Bulgaria ký thỏa thuận hợp tác(26/03/2024)
Đại học Baťa sẽ hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ(23/03/2024)
Đoàn kiểm tra của Cục Thú y Việt Nam có thể đến Séc vào đầu năm 2025(21/03/2024)
Việt Nam - Cộng hòa Séc tăng cường hợp tác đầu tư trong nông nghiệp(21/03/2024)
Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước(21/03/2024)
Các tin khác:
Máy bay huấn luyện L-39NG đầu tiên của Séc tại Việt Nam(20/03/2024)
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ(20/03/2024)
TPHCM mong muốn thúc đẩy phát triển quan hệ với Cộng hòa Séc trên các lĩnh vực(20/03/2024)
CH Séc mong muốn xuất khẩu bò giống, sản phẩm thức ăn chăn nuôi sang Việt Nam(20/03/2024)
Výborný bay đến Philippines và Việt Nam. Vì bia, thịt và lao động(14/03/2024)
Vietnam Airlines sẽ bắt đầu bay tới Munich vào tháng 10(12/03/2024)
Việt Nam và Slovenia tham vấn chính trị, thúc đẩy quan hệ phát triển mạnh mẽ(12/03/2024)
Tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan(09/03/2024)
Lý do Vietnam Airlines hủy liên tiếp các chuyến bay đi Đức(06/03/2024)
Tổng thống Séc nhận giấy ủy nhiệm của các đại sứ mới trong đó có đại sứ Việt Nam(05/03/2024)
Cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại Thụy Sĩ(05/03/2024)
Các nghị sĩ sẽ bay tới Việt Nam, Argentina, Philippines và một lần nữa tới Đài Loan(29/02/2024)
Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 tại Nga sẽ quy tụ 28.000 người tham gia(27/02/2024)
Khai trương Phòng thư viện Việt Nam tại Viện nghiên cứu của nước Nga(23/02/2024)
Kazakhstan khai thác chuyến bay từ Nga đến Việt Nam(18/02/2024)
Xuân Quê hương 2024: Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Thành phố Hồ Chí Minh – Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng”(03/02/2024)
Dự báo lượng du khách Nga đến thăm Việt Nam sẽ tăng nhanh(01/02/2024)
Những người về hưu ở Séc nhìn chung đứng thứ 10 trên thế giới, thậm chí đứng đầu về phúc lợi vật chất(26/01/2024)
Tổng thống Steinmeier: Lao động Việt có thể giúp Đức cải thiện thiếu hụt nhân lực(24/01/2024)
Tổng thống Đức đến Việt Nam(23/01/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm trường cũ tại Romania(22/01/2024)
Các bãi đậu xe ở khu trượt tuyết lại một lần nữa quá tải, cảnh sát kiểm soát giao thông(21/01/2024)
Đoàn công tác Thượng viện Cộng hòa Czech thăm và làm việc tại Lâm Đồng(20/01/2024)
Việt Nam - Hungary ký ba văn kiện hợp tác(19/01/2024)
Cảnh báo “chiêu trò” của doanh nghiệp Tây Ban Nha khi mua nông sản Việt(17/01/2024)
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Séc(16/01/2024)
Khoảng 1.500 kiều bào sẽ tham dự chương trình Xuân Quê hương 2024 tại TP. Hồ Chí Minh(16/01/2024)
Đề nghị Czech thúc đẩy EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA(11/01/2024)
Chủ tịch Quốc hội Bulgaria gặp gỡ đại diện những người Việt Nam từng học tập, công tác tại Bulgaria(08/01/2024)
Hà Tĩnh dự kiến gặp mặt kiều bào về quê đón Tết vào ngày 5/2(05/01/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này