Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Phiếm đàm: Quan Họ - Quan Họ Bắc Ninh – Quan Họ Kinh Bắc (23/02/2018)

Sắp đến Hội Lim, ngày chính hội là 13 tháng Giêng âm lịch. Khi nói đến hội Lim là bao giờ người ta cũng  nhớ ngay đến hát Quan họ, nhưng đâu chỉ có thế, còn chọi gà, đánh đu, rước lễ lên chùa…. Có thể nói không ngoa rằng Bắc Ninh là vùng có nhiều lễ hội nhất cả nước. Mỗi làng đều có ngày hội riêng, sớm nhất có lẽ là hội Đồng Kỵ - hội thi đốt pháo vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Hội làng tôi - hội làng làng Tam Sơn kéo dài trong ba ngày từ mồng 7 cho đến ngày mồng 9, hội làng Lim trong hai ngày 12,13 tháng Giêng,...và còn nhiều hội làng của những làng khác nữa trong vùng như hội Tiêu, hội Cẩm, hội Phù Lưu, hội Đình Bảng,... mà tôi không thể nhớ hết. Ngày trước, khi đã cấy vụ chiêm xong là dân tình ăn Tết và chơi Tết, nên chẳng lạ gì với câu ca "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" khi lúa đã cấy xong, vài tháng sau mới đến kỳ làm cỏ, trồng mầu thì chưa đến vụ... Hồi bé thích xem hội lắm, chỉ toàn "cuốc bộ" nên bọn trẻ con chúng tôi chỉ biết hội của những làng bên. Hội Lim có điều đặc biệt hơn các hội làng khác là có phần hát Quan họ nhiều hơn cả. Quan họ đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại vào năm 2009. Về nguồn gốc của Quan họ có nhiều cách giải thích, nhưng xem ra không mấy tuyết phục. Ví như Wikipedia tiếng Việt đã tổng kết có các cách lý giải sau đây:

"Ý nghĩa của từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về "Quan họ" xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.

Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.

Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.

Hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát".

Những cách lý giải trên xem ra có phần khiên cưỡng. Quan họ không thể xuất phát từ nhạc cung đình, cho là nhà  quan đi qua thấy hay quá nên "quan" phải hô ngựa "họ" để nghe nên gọi là "quan họ", tôi không dám bổ báng nhưng lý giải như thế là kiểu "bà dỗ cháu" cho vui. Ở Bắc Ninh làng nào cũng có chùa, có chùa thì to, có chùa thì nhỏ, chùa thờ Phật, nên cũng không thể nói Quan họ xuất phát từ tôn giáo được. Còn quan điểm cho rằng Quan họ xuất phát từ "quan hệ" xem ra có lý hơn cả nhưng vẫn chưa ổn.

Tôi còn nhớ hồi bé đi xem các đám cưới ở quê thì bao giờ cũng có đạị diện họ nhà trai, đại diện họ nhà gái dùng những câu "Kính thưa quan viên hai họ..." để làm thủ tục đám cưới của cô dâu chú rể. Vậy thì "quan" ở đây không phải là quan lại mà là từ nay hai họ có “quan hệ” nhân duyên thì đúng hơn. "Họ" ở đây có nghìa là họ hàng hai bên cô dâu chú rể. Thế nhưng trong dân gian vẫn có câu "chơi họ", ý nói mọi người trong nhóm góp tiền bạc hùn cho một người lần lượt theo một thứ tự nào đó để giúp nhau có vốn làm ăn. Vậy "họ" trong trường hợp này có ý nghĩa gì? Liệu nó có dây mơ rễ má gì với “họ” của Quan họ không?

Theo thiển ý của tôi thì Quan họ là hát đối giữa hai tốp nam và nữ, họ nói về tình yêu, tình bạn, công việc, thế sự, những cảm xúc tâm tư của mình mà không bị phạm "húy" của chế độ phong kiến hay lễ nghi tôn giáo, cộng với quan niệm xưa cũ coi những người làm nghề ca hát là loại "xướng ca vô loài". Chưa nói tới có hơn 200 làn điệu, một con số đáng ngạc nhiên, thì chỉ xem lời ca thôi cũng đủ thấy Quan họ dùng từ rất hay,rất điêu luyện, rất xúc cảm và rất tinh tế, lịch thiệp và hào hoa. Nói thế để thấy rằng lời ca ấy, làn điệu ấy ắt hẳn phải có sự chung tay chung sức của những người dân thôn quê và tầng lớp tinh hoa của xã hội, ấy là các thư sinh, những ông đồ hay chữ và cũng không loại trừ sự đóng góp của giới quan lại, sỹ phu. Có vui, có buồn, nhưng cái buồn của Quan họ không đau đớn, không cực đoan, Nỗi buồn trong Quan họ da diết, sâu lắng, tha thiết, đôi khi chỉ man mác, bâng khuâng, thầm kín và kín đáo...

Làng Quan họ có khác với phường Quan họ không? Đây là câu hỏi chưa ai bàn kỹ, nhưng qua những bài thơ của Hoàng Cầm thì có lúc ông dùng "làng", có lúc lại dùng "phường" Quan họ.

Tại sao lại xưng hô "anh hai", "chị hai", lúc thì gọi nhau là "liền anh", "liền chị"? Chắc là "anh cả" và "chị cả" chỉ dành cho bố mẹ.

Phải chăng cách xưng hô ấy thể hiện sự rất tôn trọng và bình đẳng trong một xã hội vốn dĩ "trọng nam khinh nữ"? Tại sao lại hát đối thi tài ứng đối theo những chủ đề được đo bằng "canh" (mỗi canh bằng 2 giờ)? Phải chăng đó là thời lượng tối thiểu để phân hơn thua trong phiên hát đối?

Tại sao những liền anh, liền chị lại không lấy nhau, tuy rằng Quan họ có rất nhiều những khúc hát giao duyên tình tứ tuyệt hay? Phải chăng đó là luật chơi của những phường quan họ? Hay là còn vì những lý do khác nữa?

Câu hỏi nữa là Quan họ có tự bao giờ? Chắc chắn phải có từ rất lâu rồi như chèo tuồng vậy, chắc chắn vùng Kinh Bắc là quê hương của Quan họ nhưng không phải làng nào cũng hát hoặc chơi Quan họ và từ khi nào thì gọi là "Quan họ Bắc Ninh"? Chắc chắn rằng Bắc Ninh hay Kinh Bắc qua bao nhiêu biến động lịch sử, lúc thì mở rộng, lúc thì co lại, nhưng cái lõi, nơi sinh ra và cũng là cái nôi nuôi dưỡng Quan họ phải là vùng Bắc Ninh và những huyện ven sông Cầu của Bắc Giang ngày nay.

Những câu hỏi, những thắc mắc ấy cần những nhà nghiên cứu với những chứng cứ và tài liệu đích thực giải đáp. Đòi hỏi đó tuy rất chính đáng và khoa học, nhưng chắc rằng rất khó vì nhiều thứ đã bị thất truyền từ lâu. Nhưng dù thế nào, Quan họ vẫn tồn tại qua bao đời nay và sẽ còn được bảo tồn và phát triển, những lời ca, những làn điệu Quan họ cổ đã và sẽ còn làm say đắm bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu lòng người với "Bèo dạt mây trôi", "Ngồi tựa mạn thuyền", "Sông Cầu nước chảy lơ thơ", "Cây trúc xinh", "Xe chỉ luồn kim", "Người ơi người ở đừng về', "Vào chùa", "Trèo lên trái núi Thiên Thai", "Giã bạn"... không chỉ ở giải đất thân yêu hình chữ S mà đã vươn xa, bay xa đến những châu lục khác trên trái đất này.

Quan họ lại bắt đầu (Hoàng Cầm)

Sáng nay phường Lim phường Nội 
Phường Tam Sơn, phường núi Dạm, núi Chè 
Gửi những giọng vàng luyện mãi trên đồng quê 
Thách với phường Bò Sơn, phường Duệ 
Đã từng đi Đông, Đoài bốn bể 
Tìm câu tìm điệu tìm giọng tìm người 
"Đã trèo lên trái núi Thiên Thai 
Thấy đôi con chim loan phượng ăn ngoài bể Đông" 
Tìm lông chim nhạn 
Non mòn bể cạn 
Chưa thấy mặt nhau 
Ai hôm qua khóc đổ nhịp cầu 
Đồng cua nước mặn 
Tháng ngày lận đận 
Đói nghèo chẳng được sánh đôi 
Mở hội hôm nay 
Đồi rộng cỏ thơm 
Sánh giọng so lời 
Mắt giếng sâu nhìn nhau đằng đẵng 
Tiếng hát bao ngày nín trong miệng đắng 
Đến nay có thỏa mộng ngày xưa ?

 

Hà Nội, 23.2.2018 - mồng 7 Tết Mậu Tuất. NKV.

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này