Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Câu lạc bộ Lê Quý Đôn: Tập hợp sức mạnh đội ngũ trí thức Việt tại Ba Lan (14/02/2018)

Câu lạc bộ Lê Quý Đôn đoàn kết các lớp trí thức, tập hợp nên sức mạnh không chỉ thúc đẩy phát triển cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan, mà còn góp phần đóng góp phát triển nền khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục của nước nhà. Sự ra đời của Câu lạc bộ Lê Quý Đôn đánh dấu một bước phát triển mới của đội ngũ trí thức Việt ở Ba Lan.

ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội vinh danh GS Nguyễn Đình Châu (trái)

8 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ba Lan là nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ nên gắn bó về giáo dục và đào tạo với Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước. Do vậy, thế hệ người Việt đầu tiên và tiếp theo đến Ba Lan hầu hết thông qua con đường du học. Vì lẽ đó, số lượng trí thức trong cộng đồng người Việt rất cao. Theo thống kê chưa đầy đủ vào năm 2013 có khoảng 30% người trưởng thành có trình độ đại học trở lên.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, người Việt ồ ạt nhập cư vào các nước Đông Âu và đây chính là nguyên nhân tạo nên cộng đồng người Việt đông đúc ở các nước này, trong đó có Ba Lan. Vì hoàn cảnh kinh tế Việt Nam thời đó rất khó khăn nên để giúp gia đình thoát nghèo, phần lớn bà con, trong đó có các cựu nghiên cứu sinh, thực tập sinh, các nhà khoa học chuyển sang làm kinh tế. Chỉ còn lại rất ít trụ lại với nghề theo đúng chuyên môn của mình.

Thời kỳ đầu, hầu hết bà con ở đây sinh hoạt trong Hội người Việt Nam đoàn kết và hữu nghị tại Ba Lan, bây giờ đổi tên thành Hội người Việt Nam tại Ba Lan. Cùng với thời gian, đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ổn định hơn, nhiều người Việt đạt được những thành quả nhất định trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và văn hóa nghệ thuật. Thế hệ người Việt thứ hai đã bắt đầu có công ăn việc làm tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu và sản xuất của nước sở tại. Ngoài ra, nhiều anh chị em tuy đã chuyển sang làm kinh tế nhưng vẫn luôn trăn trở với sự phát triển tri thức cho cộng đồng. Những nguyên nhân này đã dẫn đến việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Lê Quý Đôn. Phôi thai từ buổi Hội thảo Khoa học-Kinh tế ngày 22/9/2009, CLB Lê Quý Đôn tại Ba Lan chính thức được thành lập và tổ chức đại hội lần thứ nhất vào ngày 27/12/2009 tại Warszawa. Đây là tổ chức rộng rãi của những người đã và đang công tác trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục và văn hóa nghệ thuật.

Mục tiêu chính của CLB là nâng cao tri thức cộng đồng, hỗ trợ lớp trẻ trong việc định hướng ngành nghề cũng như nghiên cứu, góp phần vào sự phát triển khoa học, công nghệ, văn hóa nghệ thuật ở nước sở tại, Việt Nam và trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, CLB cũng đã cho ra đời trang web hoạt động riêng (http://lequydon.org), đăng tải những thông tin giáo dục-đào tạo, khoa học kỹ thuật, những hoạt động của CLB, nhằm kết nối CLB với độc giả năm châu.

Chủ tịch đầu tiên của CLB là Giáo sư Tiến sĩ khoa học (GS-TSKH) Nguyễn Ngọc Thành và Chủ tịch hiện thời là GS-TSKH Mai Xuân Lý. Hiện tại, số thành viên chưa đông nhưng chất lượng cao. Về khoa học kỹ thuật, CLB có 3 người được Tổng thống Ba Lan phong hàm giáo sư cấp nhà nước (Mai Xuân Lý, Trần Vĩnh Hùng, Nguyễn Trần Chi), 6 TSKH là giáo sư công tác ở các trường và viện uy tín của Ba Lan. Ngoài ra, CLB còn có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, nghiên cứu sinh tài năng. Về văn học - nghệ thuật, CLB có 3 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và một số người khác có những sáng tác văn học đáng kể. Một số thành viên là đại diện tích cực của các hội đoàn khác ở Ba Lan.

Hội nghị Sinh Viên Việt Nam tại Ba Lan lần thứ hai

Để thu hút những lớp sinh viên, nghiên cứu sinh trẻ, CLB đã tổ chức Hội nghị Sinh viên Việt Nam tại Ba Lan. Thông qua Hội nghị này, số sinh viên và nghiên cứu sinh đăng ký tham gia vào CLB tăng lên đáng kể. Hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Krakow vào 24-25/9/2016. Hội nghị lần hai được tổ chức tại Warszawa vào 23-24/9/2017 và đã thu hút được nhiều người tham gia hơn lần đầu. Hoạt động này thực sự bổ ích cho lớp trẻ, tạo điều kiện cho họ được tập dượt báo cáo khoa học trong môi trường quốc tế, do đó CLB dự định duy trì hàng năm và có thể mở rộng ra các nước châu Âu khác.

TÍCH CỰC CỐNG HIẾN CHO NƯỚC NHÀ

Trong những năm qua, các thành viên CLB Lê Quý Đôn đã tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học và mỗi năm có hàng chục công trình có giá trị đăng ở các tạp chí ISI (International Scientific Indexing) chất lượng cao. GS-TS Mai Xuân Lý – Chủ tịch CLB – cho biết: “Năm 2017, các thành viên đã xuất bản 24 công trình, trong đó có những bài báo khoa học được trích dẫn hàng trăm lần. Theo cơ sở dữ liệu của Web of Science, nghiên cứu của một số giáo sư trong CLB đã được trích dẫn hàng nghìn lần và đây là kết quả đáng mơ ước của nhiều người làm công tác khoa học”.

Các thành viên CLB Lê Quý Đôn đã có nhiều hoạt động góp phần phát triển khoa học, giáo dục cho nước nhà. Trong đó phải kể đến như GS Nguyễn Thị Bích Lộc hợp tác tích cực với Việt Nam về công nghệ sinh học. GS Mai Xuân Lý, GS Trần Vĩnh Hùng, GS Nguyễn Anh Linh, GS Nguyễn Đình Châu, GS Cao Long Vân đã tìm được học bổng và đào tạo cho nhiều tiến sĩ ở Việt Nam. Các thành viên CLB hợp tác nghiên cứu có hiệu quả với các trường đại học ở Việt Nam như Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Hồng Đức Thanh Hóa, Đại học Đồng Tháp, Đại học Nguyễn Tất Thành… và các trung tâm khoa học ở Việt Nam. Năm 2016, nhân dịp 50 năm thành lập trường, GS Nguyễn Đình Châu được Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội vinh danh vì những đóng góp to lớn cho hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Ba Lan. GS Mai Xuân Lý là một trong những thành viên sáng lập ra Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán TP. Hồ Chí Minh và đã đưa Phòng Khoa học Sự sống ở Viện này thành trung tâm nghiên cứu ngang tầm quốc tế. Tháng 12/2017 vừa qua, GS Trần Vĩnh Hùng được bầu vào Ban chấp hành Hội Từ học Việt Nam.

GS Nguyễn Ngọc Thành tổ chức hàng năm Hội nghị Khoa học quốc tế về Khoa học Máy tính và Toán ứng dụng (ICCSAMA) nhằm kết nối các nhà khoa học người Việt tại châu Âu và Việt Nam. Hội nghị đã được tổ chức tại Warszawa (Ba Lan), Budapest (Hungary), Metz (Pháp), Viên (Áo) và Berlin (Đức). GS Mai Xuân Lý đã cùng CLB tổ chức các hội nghị quốc tế về khoa học và công nghệ tính toán tại Warszawa và TP. Hồ Chí Minh vào các năm 2011, 2014 và 2016.

“Mặc dù các lĩnh vực hoạt động của các thành viên rất khác nhau nhưng chúng tôi vẫn kết nối thành công với nhau vì một trong những tiêu chí đặt ra trong sinh hoạt khoa học là các thành viên phải diễn giải chuyên môn của mình bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất để cho người “ngoại đạo” cũng có thể nắm bắt được vấn đề. Nhưng quan trọng hơn cả là chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu đất nước mình” – GS Mai Xuân Lý chia sẻ.

 GS Nguyễn Chí Thuật được trao Huy chương bạc “Labor Omnia Vincit” (Lao động chiến thắng tất cả), ghi nhận những đóng góp có ý nghĩa của ông đối với văn hóa, văn học, nghệ thuật Ba Lan

Cùng với khoa học và giáo dục, các thành viên CLB như TSKH Nguyễn Văn Thái, GS Nguyễn Chí Thuật và Tiến sĩ - nhà thơ Lâm Quang Mỹ đã dịch nhiều tác phẩm văn học của Ba Lan sang tiếng Việt. Nhiều tác phẩm thơ Việt Nam cũng được dịch sang tiếng Ba Lan. Đây là đóng góp quan trọng cho việc phát triển quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Ba Lan. TS Lâm Quang Mỹ đã nhận được giải thưởng UNESCO. TSKH Nguyễn Văn Thái nhận giải thưởng văn học dịch của Hội Nhà văn Việt Nam. GS Nguyễn Chí Thuật nhận được nhiều giải thưởng cao quí của Ba Lan cũng như Việt Nam, đặc biệt năm 2017, ông nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội về Văn học dịch (tác phẩm “Búp bê” của B. Prus ). Ông Trần Quốc Quân đã xuất bản tiểu thuyết “Tuyết hoang” và “Bóng làng” mô tả chi tiết cuộc mưu sinh của người Việt ở Ba Lan.

GS Mai Xuân Lý cho biết thêm: “Ngoài các hoạt động trên, chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi phổ biến khoa học nâng cao tri thức cộng đồng và giúp cộng đồng hòa nhập tốt hơn với nước sở tại. CLB đã tự lực hoặc hợp tác với các cơ sở khác đã tổ chức nhiều hội thảo về chủ quyền của chúng ta ở đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các nhà nghiên cứu Ba Lan về vấn đề biển Đông cũng tham gia tích cực và đóng góp quí báu cho các hoạt động này. Ngày 20/3/2017, CLB đã cùng với Trung tâm Nghiên cứu Ba Lan-Châu Á, Viện Khoa học và Văn hóa Việt Nam và Collegium Civitas tổ chức Hội thảo An ninh vùng biển Đông Nam Á. Ở mảng này, TS Đào Duy Tiến, TS Đặng Ngọc Hân… đã có nhiều đóng góp tích cực”.

Một trong những hoạt động tiêu biểu để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đó là nhiều thành viên CLB tham gia dạy tiếng Việt cho học sinh người Việt trong đó có các em mang hai dòng máu Việt–Ba Lan tại trường tiếng Việt Lạc Long Quân, Warszawa. Ông Lê Xuân Lâm, ông Mai Hải Lâm và TS Đặng Ngọc Hân đóng góp đáng kể với tư cách là thành viên Ban giám hiệu của trường. Đặc biệt là năm 2017, Bộ môn tiếng Việt được thành lập tại trường Đại học Tổng hợp mang tên A. Mickiewicz ở Poznan do GS Nguyễn Chí Thuật làm Tổ trưởng.

Vào tháng 11/2017 vừa qua, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã có chuyến thăm Việt Nam và mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đào tạo. Các thành viên CLB Lê Quý Đôn sẽ cố gắng tạo cầu nối giữa hai nước để biến những cơ hội này thành hiện thực.

Với sự đồng tâm hiệp lực và tình yêu với đất nước của các thành viên, CLB Lê Quý Đôn tại Ba Lan ngày càng phát triển vững mạnh, trở thành “sân chơi” thiết thực của trí thức người Việt, vừa góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết, hướng về quê hương, vừa tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Ba Lan.

Nga Phương (quehuongonline)

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này