Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Đã cách đây hơn 50 năm có lẻ - Cuộc hành trình Hà Nội – Praha năm 1965 (24/03/2017)

Chuyến tầu liên vận

30.8.1965. 12 giờ trưa, anh Quang (tổ trưởng) gọi tôi lên phòng anh làm giấy tờ để chuẩn bị đi Tiệp khắc, vội vã, bao nhiêu thủ tục phải làm cho xong, đi nhận quần áo, va li. Trước khi đi tạm biệt các bạn Đạo, Thự, Tứ , Nhị, Tảo, anh Hà Phy (sau đi An ba ni) và có nhờ Long (cùng quê) chuyển giúp đồ về nhà hộ (Long đi sau vài tháng và đi CHDC Đức). 6 giờ tối lên tàu ở ga Hàng cỏ, trước đó có viết thư về nhà nhưng không làm sao gửi được.

31.8.1965. 2 giờ sáng 31.8 đến Đồng Đăng, rồi sang Bằng tường, tàu đi vào thảo nguyên rộng lớn (hồi ấy tôi cho là thế). Khoảng 10 giờ sáng thì đến ga Nam Ninh và ăn bữa trưa ở trên tàu. Tàu đã đến Liễu Châu (tôi nhớ là nơi bác Hồ bị giam ở đây-nhờ đọc nhật ký trong tù). Tối khuya 31.8 được biết tàu sẽ không qua Mông Cổ  nên cũng không qua Bắc Kinh nữa, mà đi thẳng tới Mạc Tư Khoa. Chiều nay mỗi người được phát 2 nhân dân tệ. Khi ngồi viết những dòng này, tàu đang đi với tốc độ 60km/giờ và đài phát thanh Hà Nội đang phát bản tin và chương trình ca nhạc. Ôi, mỗi ngày một xa dần Tổ quốc, xa mẹ, xa em gái và những người thân. Đêm nay thức giấc mấy lần, chắc tầu đã qua Quế Lâm rồi.

1.9.1965. Chỉ còn không đầy 24 giờ nữa là tới Quốc khánh 2.9. Nhiệt độ hạ 9 độ từ 37 độ xuống còn 28 độ. Trời hôm nay không nắng nữa. Tàu vẫn băng băng về phía Bắc, núi đồi thưa dần…Tôi xuống ga Hồ Nam, đã qua cầu Trường Giang, sau đó xuống ga Vũ Hán…

2.9.1965. Tàu đã qua cầu Hoàng Hà (ấy là tôi đoán vậy) lúc tôi đang ngủ, tàu đỗ ở ga Thiên Tân và sau đó lại đi tiếp tới Trường Xuân, Cáp nhĩ Tân rồi tới Mãn Châu Lý. 6 giờ chiều nay sẽ qua Sơn Hải Quan, tôi thấy biển và bờ Bột Hải rất đẹp, khoảng nửa đêm sẽ tới Thẩm Dương. Bây giờ chỉ còn nghe được đài Bắc Kinh chứ không nghe được đài Hà Nội nữa, nên không nghe được tường thuật lễ kỷ niệm Quốc khánh 2.9, thật là tiếc.

3.9.1965. Hôm nay tầu đến Thẩm Dương lúc 2 giờ kém 20 phút (giờ Bắc Kinh), trời đã lạnh và tôi không xuống ga nữa.

4.9.1965. Sáng nay tầu đã tới Mãn Châu Lý, rời đất nước Trung Hoa để sang tàu Liên Xô lúc 4 giờ kém 20 phút (giờ Mạc Tư Khoa). Bữa đầu tiên, ăn dùng thìa, dĩa và dao ăn, lạ lẫm và không ít người lúng túng. Về trưa,trời nắng ấm, cây cối xanh tươi, nhưng chỉ thấy toàn đồng cỏ, rất ít gặp nhà cửa làng xóm như ở ta.

5.9.1965. Tàu chúng tôi vẫn ở miền đông Liên Xô, trời tuy có nắng nhưng rất lạnh. Xa xa là những rặng núi, rừng tùng và bạch dương. Người dân ở đây rất muốn nói chuyện với chúng tôi vì họ đã biết chúng tôi từ Việt Nam qua đây, các ga xe lửa ở đây có nhiều phụ nữ làm việc hơn là ở Trung Quốc. Tàu đỗ ở I-a cút, dọc theo con sông, trời về chiều nhưng có nắng ấm.

6.9.1965. Qua sông I-ê-nít–xê-i, ven sông là một thành phố lớn, xem ra thành phố công nghiệp phát triển…

7.9.1965. Còn 2400 km nữa thì tới Mạc Tư Khoa.

8.9.1965. Chiều tới Mạc Tư Khoa, lúc 7 giờ tối. Lưu học sinh Việt Nam và sinh viên một số nước ra ga đón đoàn chúng tôi, họ cũng còn rất trẻ và rất cởi mở và thân thiện. Chúng tôi về khách sạn An-tai nghỉ ngơi, thật dễ chịu khi được tắm táp sau một đoạn đường rất dài (Tôi còn ghi lại là buồng số 183, gác 3 An tai - Mascơva).

9..9.1965. Sáng nay đi xe điện số 36 tới bến Metro để đến Hồng trường, vào lăng viếng  Lê nin, sau đó vào Bách Hóa tổng hợp (sau này mới biết gọi là GUM) mua vài thứ.

10.9.1965. Ở Mascơva đã sang ngày thứ 3, nhưng chính thức thì chỉ là ngày thứ hai. 3 giờ chiều tách đoàn đi Đông Âu, đoàn đi Tiệp Khắc lên tàu lúc 6 giờ chiều.

11.9.1965. Bọn chúng tôi vẫn nằm trên tàu, qua ngày và một đêm đã tới biên giới lúc 8 giờ tối và phải làm một số thủ tục xuất nhập cảnh. 10 giờ 30 tàu Tiệp khởi hành về Praha và chúng tôi đi tàu ngồi chứ không còn tầu có giường năm nữa.

12.9.1965. Lúc 11 giờ trưa thì đoàn chúng tôi đã tới sân ga Praha (Hlavní Nadrazí) và được các cán bộ Đại Sứ quán và ông Nguyễn Văn Hiếu và các anh chị sinh viên lớp đi trước ra đón rất niềm nở.

Như vậy cuộc hành trình dài sang Tiệp khắc của chúng tôi từ Hà Nội đi Praha, kể cả 2 ngày nghỉ ở Mascơva là 13 ngày cả thảy. Nhưng tính theo giờ Việt Nam thì đã sang ngày 13.9.1965, toàn là số 13 nhưng chúng tôi không gặp rủi ro gì hết. Vì thế chúng tôi vẫn quy ước với nhau là ngày 13.9 là ngày tới Praha, nguồn cơn là thế. Và tôi bắt đầu viết những dòng nhật ký mới:

”Ở xa Tổ quốc”

Ngô Khánh Vân

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này