Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Hoài niệm Tết xưa (30/01/2017)

Tôi sống với bác tôi từ nhỏ vì bố mẹ đi làm ăn kinh tế ở xa. Cũng vì thế, Tết thuở ấu thơ trong tôi chứa đựng biết bao cung bậc cảm xúc.

Khi còn nhỏ, tôi thường nghe các dì, các cô than thở mỗi dịp năm hết Tết đến là phải lo trăm công ngàn việc, thành thử ra sợ Tết, thì rất lấy làm lạ! Bởi bản thân tôi hay bất kỳ đứa trẻ nào khi đó đều háo hức, mong chờ Tết, vì chỉ có Tết mới được nghỉ học dài, được mua sắm quần áo đồ đạc mới và được đi chơi khắp nơi cùng người thân. Tôi ham Tết lắm! Và đến bây giờ tôi vẫn rất ham bởi cái không khí quây quần ngày Tết thực sự rất ấm áp, thiêng liêng. 

Bây giờ được sum vầy bên bố mẹ và em, sống trong không khí cuối năm nơi đây, tôi lại nhớ về không khí những ngày đón Tết cùng người thân ở quê nhà. Nhớ lắm những phiên chợ ngày giáp Tết ra chợ trông hàng phụ bác. Nhà nhà, người người đi sắm Tết. Các cửa hàng bánh kẹo, thực phẩm tấp nập người vào ra. Nhớ mỗi dịp đi sắm bánh kẹo là tôi phải nì nèo rồi đến khóc lóc đủ kiểu thì chị tôi mới cho đi cùng. Sau lớn hơn chút thì tự nhiên lại thành lệ, gần Tết là hai chị em cùng nhau đi mua sắm, trang hoàng lại nhà cửa, dọn dẹp nhà cửa, phụ bác tỉa chân nhang ban thờ. Tầm ngày 24 Tết, cả phố chung nhau thịt con heo nhà bác tôi nuôi để chia thịt giã giò, gói bánh chưng. Bé người nhưng loi choi, lúc nào tôi cũng nhận chân rửa lá bánh, đãi đậu. Sau 23 Tết ông Công ông Táo, nhiều nhà rục rịch gói bánh chưng, mua đào quất trang trí nhà cửa. Tối 25 Tết, cả phố rủ nhau sang một nhà, tập trung đồ đỗ rồi gói bánh cùng nhau, với bao thứ chuyện chia sẻ, rôm rả lắm. Tết năm nào cũng thế! Chiều 30, tôi phụ bác làm mâm cơm Tất niên. Tối đến, cô dì chú bác thu xếp công việc về sớm hơn mọi ngày, quây quần với nhau cùng ăn bữa cơm Tất niên. Ôi, sao mà ấm áp, sao mà nhớ thế… 

Hầu như Giao Thừa năm nào tôi cũng cùng đứa em nhà chú đi xem bắn pháo hoa, vào chùa lễ Phật xin lộc rồi đến tận 2-3 giờ sáng kéo nhau về nhà chú thím thưởng thức món cháo gà thím nấu sẵn. Nhớ Giao Thừa năm nào, đứa em con nhà chú khóc lóc giãy nảy chỉ vì chú mừng tuổi cho tôi nhiều hơn. Năm mới năm me người ta thường kiêng khóc lóc, đổ vỡ, nên cả nhà xúm xít vào dỗ dành, nịnh ngọt mãi em mới nín. Chú mừng tuổi tôi nhiều hơn với mong muốn để tôi đỡ tủi thân do bố mẹ tôi không có nhà. Đúng ra thì hồi đó tôi chưa định nghĩa được tủi thân là thế nào cả, chỉ nhớ rằng cũng buồn buồn. Trẻ con thì cũng chỉ buồn chốc lát rồi lại nô nghịch ngay thôi. 

Sáng Mùng Một Tết có lẽ là buổi sáng tuyệt vời nhất trong năm, vì tôi được ngủ đến lúc không thể ngủ thêm được nữa, dậy thì có sẵn mâm cơm bác đã chuẩn bị. Mấy anh chị em tôi đủng đỉnh vừa ăn vừa xem lại chương trình táo quân trên truyền hình. Chiều tối, chúng tôi diện quần áo thật đẹp theo bác đi chúc Tết mọi nhà. Trẻ con bọn tôi thích nhất khoản được nhiều phong bao lì xì, rồi ra lớp đọ xem đứa nào được nhiều tiền mừng tuổi hơn. Nghĩ lại thấy ngộ thật!

Giờ mọi người ở nhà đón Tết khác xưa nhiều lắm. Cuộc sống tiện ích, hiện đại càng khiến con người xa dần với những giá trị truyền thống, nhất là vào những dịp Tết đến, Xuân về. Cũng là đón Tết, nhưng cái Tết bây giờ đơn giản hơn nhiều, người ta bỏ tiền ra là có thể mua tất cả những gì mình muốn. Thậm chí, những món ăn ngày Tết cũng không còn là đặc biệt nữa khi ngày thường chúng ta vẫn có thể thưởng thức ở nhà. Nếu tôi không chủ quan thì trẻ nhỏ bây giờ ít có cơ hội được đắm chìm trong không khí và hương vị đặc biệt của Tết truyền thống như tuổi thơ của tôi. Không khí chuẩn bị của mọi người khi ngày cận Tết, sự quây quần sum họp tình thân là điều ấn tượng mãi trong tôi. 

Tết cổ truyền quê hương đã cận kề… Tôi ước mong những nét đẹp của Tết sẽ không chỉ là khoảnh khắc đáng lưu giữ trong tôi, mà nó sẽ hiện hữu trong mỗi trái tim người Việt hôm nay và mãi mai sau, bởi đó là nét đẹp văn hóa cha ông ta.
 

Hoàng Việt Nga (Belarus) (quehuongonline)

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này