Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Tết là dịp bày tỏ lời yêu thương (24/01/2017)

Những nghi lễ và món ăn truyền thống ngày Tết vẫn được duy trì trong các gia đình Việt tại Pháp tạo nên không khí rất gần gũi, gắn bó với quê hương Việt Nam. Đây cũng là dịp để chúng ta bày tỏ tình cảm và sự quan tâm đến tất cả bạn bè, gia đình, người yêu thương với lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.



Tác giả đón Tết Việt ở Pháp

Đối với bà con Việt kiều sống tại các thành phố Paris, Grenoble, Nantes, Lyon, Marseille Montpellier và ở các làng nhỏ khắp các vùng, Tết là cơ hội để mọi người gặp nhau trao đổi chia sẻ kỷ niệm trong thời gian đặc biệt này. Ở Paris và các quận xung quanh, Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) gửi thiệp mời bà con tham dự chương trình Tết do Hội tổ chức vào ngày thứ Bảy 04/02 tại Pavillon Baltard ở Nogent-sur-Marne. Bạn bè của Hội Hữu nghị Pháp - Việt (AAFV) cũng tổ chức đón Tết ở Choisy-le-roi ngày thứ Bảy 04/03. Các bạn bè người Pháp, người châu Âu và người nước ngoài cũng được mời đến chung vui cùng mọi người.

Công tác chuẩn bị và không khí Tết ở đây bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (Tết Ông Công, Ông Táo). Theo quan niệm của người Việt, ba vị thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc hoàng Thượng đế (ông Trời) nên người ta gọi ngày này là Tết Ông Công Ông Táo. Do đó trong những ngày này các gia đình Việt thường làm lễ cúng tiễn Táo Quân với mong muốn cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đén với gia đình.

Tại Pháp, tùy theo quan niệm từng gia đình có thể làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn Táo Quân. Thực phẩm, bánh chưng và mứt được chuẩn bị cho dịp này và sẽ được đặt trên bàn thờ của tổ tiên để cúng lễ vào ngày mùng Một Tết với trái cây và kẹo bánh. Sau đó, các gia đình tiếp đón người thân và bạn bè đến chúc Tết. Vào dịp này, nhà cửa hoặc căn hộ của các gia đình bà con Việt kiều thường được trang trí với các biểu tượng may mắn với một cành hoa đào hoặc hoa mai. Cũng như đồng bào trong nước, những ngày đầu năm này, mọi người đều ý thức được sự ý nghĩa và thiêng liêng nên tất cả mọi thứ đều được bà con chuẩn bị kỹ càng từ hành vi lời nói. Người đầu tiên vượt ngưỡng của ngôi nhà được cho là mang lại hạnh phúc. Xuân về, sung sướng nhất vẫn là lũ trẻ, được mặc áo mới và nhất là việc chúng được mừng tuổi nên rất háo hức mong chờ. Lì xì mừng tuổi là một truyền thống mà các gia đình Việt kiều ở đây vẫn còn duy trì cùng với việc đi lễ chùa đón Giao thừa. Ở vùng Paris mọi người thường đi lễ chùa Trúc Lâm tại Villebon-sur-Yvette. Những dịp như thế này chị em phụ nữ thường mặc áo dài- trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt. 

Trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc, đây là dịp các gia đình Việt kiều ở đây làm rất nhiều món ăn truyền thống phong phú nhưng ít chất béo với nhiều thành phần đa dạng. Ngoài việc duy trì nét đẹp truyền thống văn hóa, những món ăn truyền thống này còn được tiếp đãi những người bạn Pháp nhằm giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt.

Những nghi lễ và món ăn truyền thống ngày Tết vẫn được duy trì trong các gia đình Việt tại Pháp tạo nên không khí rất gần gũi, gắn bó với quê hương Việt Nam. Đây cũng là dịp để chúng ta bày tỏ tình cảm và sự quan tâm đến tất cả bạn bè, gia đình, người yêu thương với lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.

Như Mai (từ Pháp)

Quehuongonline)

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này