Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Về Ivo Vasiljev (28/10/2016)

Trích dịch từ Život s více jazyky

Người dịch: Nguyễn Quyết Tiến

Năm 2005 chúng tôi vui mừng được đón ông Ivo Vasiljev đến Luân Đôn để tự nguyện tham gia vào chương trình nghiên cứu của chúng tôi về các bộ óc đa ngôn ngữ. Ông đã thực hiện các bài thực nghiệm với 7 ngôn ngữ khác nhau và điều kỳ lạ là ở gần độ tuổi bát tuần ông đã bắt đầu học thêm một ngôn ngữ mới! Đây quả thật là một con người đặc biệt với một bộ não đặc biệt! Qua các thí nghiệm, chúng tôi đã kiểm nhận được là bộ não của ông còn rất trẻ và sung sức, những dấu hiệu lão hóa gần như không đáng kể. Tiến hành phân tích bộ não của ông và đối chiếu với những tấm ảnh các bộ não của những người biết nhiều ngôn ngữ hoặc chỉ biết một ngôn ngữ, chúng tôi đã khám phá và biết được bộ não con người chúng ta thay đổi như thế nào khi học thêm ngôn ngữ. Sự thật hiển nhiên là: nếu chúng ta càng sử dụng nhiều vùng ngôn ngữ trong não bộ thì trí nhớ càng phát triển và sự lão hóa của bộ não càng chậm đi.

Luân Đôn, 23. 6. 2010

Giáo sư Cathy Price – Đại học tổng hợp Luân Đôn

 

Nhắc đến tên Ivo Vasiljev là tôi nghĩ ngay đến một người Séc với khuôn mặt rạng rỡ, dáng đi nhẹ nhàng và nụ cười hiền hậu, một con người với bộ óc minh mẫn luôn muốn tìm hiểu mọi điều và quan tâm đến mọi việc. Ông là một người đặc biệt có tư duy hiện đại, một công dân thế giới mẫu mực và trong sáng.

Nhà ngôn ngữ học Ivo Vasiljev đúng là một công dân chung của thế giới, bởi vì đã qua tuổi 75 rồi mà ông vẫn đang học để hoàn thiện thêm ngôn ngữ thứ 14 của mình: tiếng Hungari. Và cũng vì ông học tiếng Hunggari mà tôi đã may mắn được làm quen với ông, một nhà ngôn ngữ học xuất sắc. Xuất sắc, là bởi vì ông có thể nói chuyện, đọc, viết và dịch một cách dễ dàng các thứ tiếng, nhưng quan trọng nhất là ông luôn tư duy với các ngôn ngữ.

Mùa thu năm 2009, khi chúng tôi mới quen nhau, ông đã thuộc gần hai nghìn rưỡi các từ tiếng Hung, đã vận dụng thành thạo ngữ pháp tiếng Hung, một thứ ngữ pháp với những quy tắc rắc rối và cách biến hình đặc biệt, cách dẫn xuất từ ngữ với cách ghép thêm các vĩ tố rất khó . Trong những tuần lễ chúng tôi làm việc chung, ông đã nói tiếng Hung càng ngày càng trôi chảy hơn, biết diễn đạt những ý nghĩ và cảm xúc bằng tiếng Hung ngày càng tốt hơn với những câu phức hợp và các cấu trúc mệnh đề rắc rối.

Tôi tự hỏi, không biết bằng cách nào mà ông đã học tiếng Hung một cách chuẩn xác và đúng hướng như thế? Phải có điều gì bí ẩn trong cách học ngoại ngữ của ông? Phương pháp học của ông có gì đặc biệt?

Sự bí ẩn ấy trước hết có lẽ là niềm say mê của ông với các ngôn ngữ - nói rộng ra đó là niềm say mê hiểu biết về các nền văn hóa. Khát khao tìm hiểu các cấu trúc ngữ pháp chính là tìm hiểu các triết lý văn hóa trong từng ngôn ngữ.

Nghị lực nào đã đưa ông đi suốt con đường nhọc nhằn để vượt qua từng ngôn ngữ một? Nghị lực ấy chỉ có thể diễn đạt bởi một từ: chuyên cần. Đúng, chỉ có sự chuyên cần đặc biệt mới giúp ông và đưa ông đi mãi trên con đường đa ngữ để bây giờ ông đến với tiếng Hungari.

Tôi thật sự may mắn đã được làm quen với một nhà ngôn ngữ học đặc biệt cần cù, với khuôn mặt rạng rỡ, dáng đi nhẹ nhàng, môi luôn nở nụ cười hiền hậu, một con người luôn ham muốn tìm tòi về mọi điều và quan tâm đến mọi thứ.  Cám ơn số phận tốt đẹp đã cho tôi được làm giáo viên tiếng Hungari cho Ivo Vasiljev trong năm học 2009 – 2010 tại Praha.

Praha, ngày 6. 6. 2010

Phó giáo sư, phó tiến sỹ Tóth István, Học viện Balass Budapest,

giảng viên biệt phái tại khoa Triết, Đại học tổng hợp Sác-lơ

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này