Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Tiếng mẹ gọi trong đêm lũ (19/10/2016)

Mấy hôm nay các tổ chức hội đoàn của cộng đồng người Việt ở Đức bận rộn hẳn lên. Những cuộc họp được triển khai rất nhanh nhằm kêu gọi bà con với tinh thần "lá lành đùm lá rách" hướng về quê hương, hướng về miền Trung. Nhìn những cảnh nước ngập lưng mái nhà, người dân trèo lên nóc nhà tránh nước, rồi trâu bò, lợn gà, rồi trẻ em nheo nhóc chèo thuyền... tôi lại nhớ về cảnh lũ lụt mình đã trải qua tại quê nhà mà cảm thương đồng bào mình hơn bao giào hết!

Quê tôi vùng bãi, nên ngày trước năm nào cũng có nước lụt. Quê tôi gọi là "nước lên", các vùng khác gọi là "lũ, lụt". Có năm nước nhỏ thì chỉ tràn vào ngõ, năm nước to hơn chút thì mấp mé vườn, năm nước to hơn thì lưng nhà. Đặc biệt năm 1971 thì nước lũ lưng mái nhà... cả làng tôi phải sơ tán lên đê tránh nước.


Thời đó xóm tôi còn nghèo, cả xóm chỉ có nhà cụ Mai (cụ Phùng Thị Mứt) và nhà cụ Chế có thuyền nan, còn lại cả xóm khi có nước lên là đẵn chuối làm thành bè thay thuyền vượt nước! Nước lên to hay nhỏ không thể ai biết trước được, vì vậy có năm nước lên quá to không kịp chặt chuối làm bè thì chỉ có cách duy nhất là bơi "bộ" ra đê để đi học!

Ai ở vùng lũ mới hiểu, nước lên rất sợ nhưng không lo bằng khi nước cạn (nước rút). Nước vào nhà khi cạn là cả nhà tráng lớp phù sa dày khoảng một ngang tay, cây cối trong vườn bị nước ngập lá vàng chết hết, rau không có mà ăn, củi không có mà nấu, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc...

Mùa lụt mà tôi nhớ mãi đó là trận lụt năm 1969. Năm ấy tôi 12 tuổi, là con lớn nhất nhà, bố đi làm, nhà còn mấy mẹ con. Từ chiều, trên đê đã có tiếng loa thông báo "đồng bào chú ý, đồng bào chú ý, nước sông Hồng đã ở cấp báo động 3, cống Xuân Phú chuẩn bị mở, đê có thể vỡ... đồng bào chú ý, đồng bào chú ý...". Chẳng hiểu sao, khi ấy nghe thông báo này mà tôi chẳng sợ chút nào? Buổi chiều nước vẫn ngoài sân, chập tối nước tràn vào trong nhà, đến 9 giờ tối thì nước đã lưng đầu gối, đi lại trong nhà đã bì bõm. Mấy mẹ con kê hai giường chồng lên nhau tránh nước, tôi và em gái thứ hai cho mấy con gà vào bu, treo lên xà chuồng lợn... Khoảng 10 giờ tối nước tràn qua thành chuồng lợn, tôi và em gái Phương cho lợn vào rọ, đưa lên bè chuối, tôi chở ra đê... Trên bè chuối nhỏ chòng chành có tôi, con lợn khoảng hai chục cân, cái đèn bão. Từ nhà ra đê gần thôi, nhưng nước lên cao ngập lưng rặng tre nên không còn nhận ra con đường thân thuộc nữa. Tay tôi cầm đòn gánh bơi bè trong đêm tối được nửa đường thì một cành tre vướng vào chiếc đèn, đèn đổ văng xuống nước... thấy vậy tôi nhao người lên đỡ đèn. Bè chuối bị lệch nghiêng, rọ lợn ùm xuống nước... Tôi kêu lên thất thanh: "Ối giờ ơi! lợn chìm rồi! lợn chìm rồi!"

Trong nhà nghe tiếng tôi kêu, mẹ vừa gọi vừa kêu lên thảm thiết. Tiếng mẹ gào trong lũ, trong đêm, trên mặt nước: "Sáng ôi! Ối Sáng ôi, Sáng ôi!!!!!!! Ối ông Mão ôi! cứu nhà tôi với, ơi làng nước ôi!!!!!. Nghe thấy tiếng mẹ gào khóc hồi lâu mà tôi không thể tài nào trả lời được mẹ. Mẹ tôi không biết bơi, không có bè, chỉ gào khóc gọi con trong đêm lũ! Nhưng thật may trong tình cảnh đó dù sợ lợn cắn nhưng tôi đỡ được rọ lợn rồi bì bõm thế nào tôi cũng đưa được lợn lên bè, sau đó gọi to với mẹ: "Con đỡ được lợn rồi". Vừa bơi, tôi vừa kéo bè ra đến bờ đê, gửi lợn hàng xóm và bơi bè về nhà!

Bây giờ ở trời Âu trong xanh, nơi rất ít bị thiên tai, xem vô tuyến, báo mạng,... thấy hình ảnh miền Trung ngập trong nước lũ như mình năm xưa cảm thấy thật xót xa, thương cảm cho đồng bào mình. Và tôi tự hứa với lòng mình sẽ có những chia sẻ với đồng bào nơi quê nhà để bà con vượt qua cơn hoan nạn như sự sẻ chia của tình làng nghĩa xóm trong những năm lũ tràn về mà tuổi thơ tôi từng trải qua.

Berlin, 18/10/2016
Thế Sáng

(quehuongonlin)

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này