Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Cha nuôi (23/05/2015)

Đón tôi tại sân bay Praha là một người phụ nữ trung tuổi sang trọng. Xe chạy thẳng về tòa nhà cao tầng ngoại ô thủ đô. Đến đây tôi mới biết mình bị lừa. Ở đó đã có gần chục người chờ đêm đến để vượt biên sang Đức nhập trại tị nạn.

 duc1-8842-1432356832.jpg

"Bố ơi, tại sao các bạn của con giống nhau mà con lại khác hả bố? Các bạn của con ở lớp ai cũng có ông bà nội ngoại, ngày sinh nhật của các bạn nhận được rất nhiều quà!".

Thời gian thấm thoắt trôi đi cũng như bao đứa trẻ khác, con tôi vào lớp 1, 2 rồi 3... Sự hồn nhiên trong sáng tuổi thơ của nó đẹp như tranh vẽ.

Mỗi lần được nghỉ hè là tôi cho cháu về Việt Nam một tháng. Về để cho cháu biết nguồn cội của mình, được làm quen với ông bà cô dì chú bác. Cháu thường được ông nội dẫn đi vào nhà thờ họ, ông kể cho cháu nghe về dòng tộc nhà mình. Cháu rất vui vì mỗi lần về như vậy tiếng Việt của cháu lại tốt hơn.

"Bố ơi, tại sao ông bà các cô các bác ở Việt Nam mà có một mình bố ở Đức?". Câu hỏi của con tôi đã đưa tôi trở lại với hơn hai mươi năm về trước...

Ngày tôi ra đi mẹ không tiễn vì bà bị liệt toàn thân. Bà khóc nhiều vì thương tôi còn nhỏ dại. Bỏ lại sau lưng lũy tre làng tôi lên đường sang Tiệp khắc, để hoàn thành nốt chương trình học của mình.

Đón tôi tại sân bay Praha là một người phụ nữ trung tuổi sang trọng. Xe chạy thẳng về tòa nhà cao tầng ngoại ô thủ đô. Đến đây tôi mới biết mình bị lừa. Ở đó đã có gần chục người chờ đêm đến để vượt biên sang Đức nhập trại tị nạn. Người phụ nữ đó bảo tôi tắm rửa rồi cho tôi một bát mỳ tôm.

Mỗi người 400 đôla ! Số tiền mà mọi người phải nộp cho chuyến đi đêm nay. Tôi lấy đâu ra số tiền lớn như vậy!? Mà tôi đi học cơ mà! Tôi chẳng hiểu gì hết. Tôi bắt đầu sợ hãi và ngồi xuống.

Người phụ nữ tiến lại gần và bảo: "Chị có cách giúp cậu!". Nói rồi chị đi đâu đó một hồi lâu và quay lại với một người đàn bà, và bảo tôi vào phòng của chị. Tôi miễn cưỡng theo sau hai người.

Tôi ê chề nhục nhã, lúc này đây chỉ còn mình tôi trong căn phòng mà tôi thấy mình đau khổ tột cùng. Hai người kia đã dày vò thân xác tôi! Họ đã thỏa mãn dục vọng còn tôi trở thành đàn ông từ giây phút đó!

Nhà ông ở gần trại tị nạn, vì sống một mình và đã về hưu nên ông thường vào trại dạy tiếng Đức cho trẻ em người nước ngoài, những đứa trẻ chưa được phép tới trường. Trong số đó có một cậu bé người Việt Nam rất hiếu học, chăm chú lắng nghe ông giảng từng câu từng chữ. Những ngày rảnh rỗi cậu thường xin phép trại cho về nhà ông dọn vườn cắt cỏ giúp ông và nói chuyện với vốn tiếng mà cậu học được từ ông.

Ông là một nhà Khoa học chính trị của Cộng hòa Dân chủ Đức. Ông đã từng sống và làm việc tại Việt Nam. Ông yêu quý con người Việt Nam. Những năm Chiến tranh Việt Nam ông cũng đi biểu tình phản đối và quyên góp giúp đỡ. Rồi tuổi già cùng với bệnh tật cũng đến với ông khiến ông không đi lại được bình thường.

Cậu bé ấy là người duy nhất giúp đỡ ông những lúc khó khăn. Mấy năm trời như vậy cậu không quản ngại khó ngại khổ, coi ông như người cha của mình. Những ngày nằm viện là những ngày cô đơn nhất mà ông phải trải qua. Cậu bé ấy ngày lại ngày vào thăm và chăm sóc cho ông đỡ tủi thân.

Cảm động trước tình cảm mà cậu bé ngoại quốc dành cho mình, ông đã làm đơn nhận cậu làm con nuôi và được tòa án chấp nhận với một điều kiện cậu bé ấy phải mang họ của ông!

Quyết định của tòa án đã thay đổi số phận của cậu. Ngày cậu nhận quốc tịch cũng là ngày ông bố nuôi của cậu qua đời. Trước khi mất ông ôm chặt lấy cậu rồi nói trong hơi thở cuối cùng: "Tôi đã làm được một việc có ý nghĩa với Việt Nam". Nói rồi ông ra đi mãi mãi, để lại niềm thương vô hạn cho người ở lại!

Thời gian trôi đi, con trai tôi hiểu nhiều hơn về bố của nó.

Mùa hoa cải vàng rực khắp nơi. Cả gia đình tôi lại về thắp cây nến để nhớ ơn đến ông, dâng đóa hoa hồng để tỏ lòng thành kính. Gần hai mươi năm nay cứ đến tháng 5 và dịp Giáng sinh gia đình con cái lại về dâng hương để nhớ ơn người. Người mà đã cho gia đình chúng tôi được quyền công dân như hàng triệu công dân Đức khác.

Pham-Kirsche Ben, Đức - (vnexpress)

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này