Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Chị tôi (19/05/2015)

Khi ra đi, chị mới 24 tuổi. Chị tha phương xứ người hơn 30 năm thì mới có giấy tờ hợp pháp về thăm gia đình. Trước đêm đi đón chị, tôi không sao chợp mắt được.

Ngày chị đi Tây, khi ấy tôi còn quá trẻ với những suy nghĩ còn non nớt và không hiểu vì sao chị lại dứt tình đứa con gái nhỏ cai non sữa mẹ 13 tháng tuổi để đi. Tôi luôn tự hỏi có phải trời Tây là khát vọng mở ra một chân trời cho chị không?

Mãi sau này khi tôi đủ khôn, mới hiểu và trả lời được câu hỏi này. Cách đây hai năm, nhờ có giấy mời, tôi cũng được đặt chân lên "trời Tây của chị".

Chị tôi, một cô gái quê học hết cấp 2, gia đình không đủ điều kiện cho học tiếp. May nhờ có bác tôi xin cho làm công nhân nhà máy H. Chị tôi không đẹp, nhưng có duyên. Cũng như bao cô gái khác, chị tôi đã yêu và lấy chồng.

Anh rể tôi cũng làm công nhân. Bà mẹ chồng chị ghê gớm đáo để có tiếng ở khu ấy, đến mấy thằng nghiện cũng ngán bà.

Anh rể tôi tính khí nhỏ mọn cố chấp, lại gia trưởng.

"Cái con nhà quê kia mày nuôi con thế à? Mày nhìn xem nó dặt dẹo xanh rớt thế này…", là câu cửa miệng của mẹ chồng chị. Cuộc sống thiếu thốn tinh thần bị o ép, sỉ nhục vẫn diễn ra hàng ngày với chị.

Giữa lúc ấy nhà máy có đợt lao động xuất khẩu sang Liên Xô. Sau hai đêm vật vã mất ngủ, đấu tranh tư tưởng, chị quyết định đăng ký xin đi với hy vọng thay đổi cuộc sống. Chị tôi dằn lòng bỏ đứa con gái nhỏ ở nhà.

Ngày ra đi, chị đâu biết rằng để có ngày trở về, chị đã phải đánh đổi biết bao nước mắt, chịu đựng những tháng ngày chui lủi vật lộn dưới cái lạnh cắt da thịt đến -10 độ C.

Chị tôi đi biền biệt 5 năm, rồi 10 năm…

Tôi nhớ đúng lúc gia đình túng quẫn nhất, bố lại lâm bệnh nặng thì nhận được thư chị gửi về cùng 3 chỉ vàng, đủ để chữa bệnh cho bố và trả nợ. Đến khi bố khỏe thì mẹ mới nói. Hai giọt nước mắt lăn trên đôi gò má xạm đen của bố. Ông ngậm ngùi nói với mẹ "Không biết cuộc sống con mình bây giờ ra sao? Lỡ dở cả cuộc đời rồi…"

Nhà chỉ có hai chị em gái, tôi thương chị lắm. Tôi với chị vẫn giữ liên lạc với nhau. Mỗi lần nhận thư chị là một địa chỉ khác. Khi thì con dấu ở Thụy Điển, khi ở Tiệp, ở Đức.

Thư chị có đoạn viết “Vì hoàn cảnh chị phải ra đi không biết bao giờ về được… Chị thấy mình có tội với đứa con nhỏ. Chị gửi về ít tiền về mua quần áo, đồ dùng cho cháu, thiếu gì cứ viết thư sang cho chị, chị tính…”.

Khi ra đi, chị mới 24 tuổi. Chị tha phương xứ người hơn 30 năm thì mới có giấy tờ hợp pháp về thăm gia đình. Trước đêm đi đón chị, tôi không sao chợp mắt được. Cứ hình dung mãi mà vẫn không nhớ gương mặt chị ngày xưa thế nào, lại càng không thể hình dung ra chị bây giờ ra sao. 6 giờ sáng, cả nhà tôi ăn mặc đẹp, mua một lẵng hoa ra sân bay đón chị.

Cả gia đình đứng ngóng đến tê khắp chân. Hơn hai giờ đồng hồ chị mới làm xong thủ tục ra khỏi phòng chờ. Chuyến trở về lần này, không phải chỉ có mình chị, mà còn có cả anh rể cùng cháu trai.

Mừng vui rơi nước mắt, chị ôm lấy bố và mẹ. Mọi người nghẹn ngào ôm chặt nhau.

Chị tôi đây, nước da ngăm đen ngày xưa giờ sống ở xứ lạnh, trắng mai mái. Khổ người chị nhỏ cùng mái tóc búi gọn sau gáy. Chị ăn vận giản dị, không có dáng dấp của một Việt kiều.

Đêm ấy hai chị em thức trắng, chị kể: "Sang Liên Xô được một năm, chị bỏ nhà máy ra ngoài làm kinh tế và lên Matxcơva để mở quán phở Việt. Cóp nhặt chưa được bao nhiêu thì một người bạn rủ chị sang Đức làm ăn, chị làm hộ chiếu giả sang Đức. Ở đây, chị gặp anh rể tôi hiện tại. Hai mảnh hồn cô đơn xứ người ghép lại, rồi về sống với nhau".

10 giờ bay…

Máy bay hạ cánh xuống sân bay Frankfurt. Sau 4 giờ đồng hồ lái xe, chúng tôi về đến nhà. Nhà chị ở một làng cổ nước Đức, tôi thấy mình như lạc vào xứ sở thần tiên.

Chị tôi có một cửa hàng ăn nhanh 45 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn châu Á. Chị tôi thoăn thoắt khi đứng quầy bar, khi nghe điện thoại hay vào xào nấu phụ chồng. Chị làm việc quần quật từ 9h đến 22h, thật phi thường so với độ tuổi ngoài 50 của chị. Ngày nào cũng như vậy. Cả năm chị chỉ nghỉ vài ngày vào Tết dương lịch để đi thăm vài người bạn ở thành phố khác.

Ở Đức một tháng, tôi thấy các thành phố châu Âu nguy nga, tráng lệ, xã hội văn minh hiện đại, môi trường sạch sẽ, an sinh xã hội tốt. Tôi nói với chị "Cuộc sống ở đây thật tuyệt vời nếu đem hết được anh em họ hàng sang đây thì tốt quá, chị ạ".

Sau 3 tuần thăm thú thỏa thích. Tôi bắt đầu thấy nhớ nhà.

Khi về, tôi đùa với mọi người rằng "không đâu bằng trời Tây, chỉ có điều ở đấy buồn lắm vì không có “đồng loại” ".

Không hiểu sao, mỗi khi nhớ đến chị, tôi vẫn thương chị tôi lắm!

Chị tôi vẫn ở bên trời Tây.

Đặng Tuyết Hồng, Hà Nội – (vnexpress)

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này