Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Người Việt ở EU và TG
Con trai của người anh hùng và niềm tự hào gây dựng thương hiệu Việt (24/10/2014)

Những năm qua, báo chí Đức đã nhắc nhiều tới thành công của những người Việt trên đất Đức trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn nhanh. Trong số đó, Mr Bình Định đang là một thương hiệu quán ăn nhanh Việt nổi tiếng, với cả chuỗi quán bao quát một thị phần rộng lớn trên đất Đức.

Với một ý chí mãnh liệt, tạo dựng tài sản triệu euro trên vùng Chemnitz từ hai bàn tay trắng, doanh nhân Nguyễn Bình Định là người Việt đầu tiên nắm bắt mô hình chuỗi cửa hàng siêu thị trong các đầu mút giao thông, các quần thể bán lẻ, trung tâm lớn mới xây cất trên Đông Đức, làm thành công “cửa hàng ăn nhanh Bitstro của người Việt” ở Chemnitz - Sachsen, khi ấy.

Doanh nhân Nguyễn Bình Định

Cha hy sinh, con chưa từng biết mặt...

Nguyễn Bình Định là con trai duy nhất của Liệt sỹ anh hùng quân đội Nguyễn Văn Xơ - thiếu tá phó chính ủy trung đoàn Bình Giã, người con của đất lửa Củ Chi. Ông Xơ là người đầu tiên tìm ra cách đánh tiêu diệt cơ giới Mỹ,  hy sinh khi là chính ủy trung đoàn năm Mậu Thân 1968 khi đánh vào Sài Gòn, được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng quân đội, hiện tại Củ Chi có trường học và đường phố mang tên ông.

Ông Xơ hy sinh từ khi Định mới 2 tuổi, nên hình ảnh về cha, Nguyễn Bình Định chỉ còn có thể mường tượng qua tấm di ảnh thờ: "Lúc ông quay trở lại miền Nam chiến đấu thì tôi 2 tuổi, và sau lớn lên rồi không nhớ bất kỳ sự kiện gì. Chị gái lớn hơn 2 tuổi thì có nhớ ông về cho đi ăn…riêng tôi không nhớ gì, kể cả khuôn mặt, chỉ biết ông qua ảnh".

Nguyễn Bình Định nay đã là một doanh nhân có cỡ, một thương hiệu được các nhà kinh doanh Đức xếp hạng. Hiện nay trên đất Đức, hơn hai chục quán bitstro (loại hình quán ăn nhanh có chỗ ngồi, phân biệt với loại hình imris là quán ăn nhanh không có chỗ ngồi đã xuất hiện trước đó) mang tên Mr.Binh Dinh nằm trên bốn tiểu bang ở nước Đức, tất cả đều do người Việt điều khiển ... Nhà máy chế biến Mr Binh Dinh tọa lạc trên khu đất nghìn mét vuông với hệ thống chế biến và xử lý môi trường rất hiện đại.

Sự nghiệp ấy, là một bước rẽ ngoặt so với ước mơ của chàng trai Nguyễn Bình Định khi xưa, khi anh đi thi đại học, nhưng cũng sát ngày nhận được giấy đi công nhân kỹ thuật của Đức – một tiêu chuẩn nhiều người mơ ước thời hậu chiến vô cùng khó khăn ấy: "Tôi ước mơ thi đại học đủ điểm đỗ để đi học ở nước ngoài. Trong cuộc thi ông anh cứ chờ đợi bảo thôi em đi công nhân kỹ thuật đừng đi đại học làm gì. Lúc đó cơ hội đó không phải người nào cũng đi được và gần như người ta không bỏ lỡ. Lúc đó cũng không chần chừ được nữa. Thi xong tôi mới thấy bài làm không được như ý muốn - nghĩa là muốn đủ điểm đi nước ngoài. Cũng còn một yếu tố để quyết định là người ta nói nếu học nghề 3 năm mà tốt thì người ta sẽ cho thi đại học. Vì thế đặt luôn mục tiêu tiếp theo là, sang bên này học công nhân kỹ thuật xong thì học đại học. Đi được vài tháng thì ở nhà có giấy gọi Đại học Nông nghiệp Hà Nội".

Cương quyết theo đuổi mục tiêu ban đầu, Định đã tốt nghiệp học nghề loại ưu, được trường chọn học tiếp Đại học TU Chemnitz, khoa sư phạm chế tạo máy. Nghỉ hè anh được gọi làm phiên dịch tiếng Đức cho đội công nhân Việt xuất khẩu lao động. Việc làm thêm, lại tình cờ là nguyên cớ cho mối lương duyên gặp gỡ với cô gái gốc Vũng Tàu Trần Thị Thanh Nguyên, khi đó vừa sang làm công nhân lao động. 

Nhưng năm 1990, Nguyễn Bình Định vừa tốt nghiệp đại thì bức tường Berlin sụp đổ, hai nước Đức thống nhất. Một bước ngoặt thay đổi lớn với số phận hàng vạn người Việt, trong đó có vợ chồng Định. Từ số vốn liếng dành dụm được khi bán quần áo, họ cùng bạn bè mở hàng ăn, một xu hướng bắt đầu thời thượng lúc ấy: "Nhu cầu của người dân Đức lúc đó về ẩm thực nước ngoài (nước Đức lúc đó gần như không có) phát triển. Quán ăn nước ngoài như nhà hàng Tàu phát triển lên. Lúc đó tôi là một trong những người biết nhiều tiếng Đức hơn người khác. Một số người bạn có nhu cầu cùng nhau làm quán hàng. Lúc đó mới là làm quán Tàu, vì quán Việt lúc đó chưa có thương hiệu, chưa ai biết gì về Việt Nam".

Mộng thành công - Ăn hầm, ở hầm, ngủ hầm...kéo cày trả nợ

Năm 1992 mở vợ chồng anh cùng bạn bè mở nhà hàng đầu tiên: "Trong thời gian xây dựng quán thì nghĩ rằng à bây giờ mình có thể làm giàu được đây, ý tưởng phấn khích lắm. nhưng sự khó khăn ập đến mà mình không bao giờ ngờ được. Chỉ trong vòng chưa đến một năm, việc hoạt động của quán quá tồi tệ. Có bao nhiêu đổ hết vào đấy, còn vay mượn nữa. Năm anh em chung, tôi là người đứng ra tổ chức, đứng tên, sau một thời gian hoạt động khó khăn quá thì anh em rút hết, còn lại đúng một mình, thua lỗ, ngoài những tiền đổ vào đầu tư thì tôi nợ 400 ngàn mark, khi lương tháng chỉ 500-600 mark thì đó là một tài sản kinh khủng. Lúc đó cũng hoang mang nghĩ rằng đời mình không bao giờ vượt lên được nữa, mình đang ở dưới đáy rồi. Hai vợ chồng không có tiền, nên thuê một căn hộ, rồi lấy căn hộ đó cho thuê chỉ để lấy địa chỉ thôi, còn cả nhà chui xuống hầm của quán đó khoảng chừng hơn 10m2, ở trong hai năm trời, để tiết kiệm tiền nhà, tiền đi lại. Không có lò sưởi, phải dùng lò sưởi ga. Lúc đó hai vợ chồng làm quán từ sáng đến tối. Hoang mang cực kỳ không biết mình có khả năng trả nợ hết không. Vẫn duy trì quán, nhưng làm không có công mà chỉ để trả nợ thôi. Một năm bao nhiêu ngày thì bấy nhiêu ngày làm việc".

Nhưng dòng máu của người anh hùng đã chảy trong huyết quản, dù khó khăn Định vẫn kiên định làm theo con đường mà anh tin rồi anh sẽ đi đúng hướng: "Tôi không bao giờ hối hận cả, mà nghĩ trong điều kiện mình đã đi rồi, sẽ đi tiếp. Kể cả bây giờ hay lúc đó cũng không bao giờ nghĩ biết thế mình không làm chuyện đó nữa mà đã quyết rồi cứ thế đi tiếp thôi. Khi đó vừa làm vừa học, tiếp tục đi học các khóa về tổ chức điều hành nhà hàng, cách thức phục vụ khách hàng như thế nào. Những khóa ngắn hạn như thế nhưng rất bổ ích cho sau này".

Bên cạnh anh khi đó, người vợ trẻ Trần Thị Thanh Nguyên – cô gái gốc Vũng Tàu, chung vai sát cánh nhất mực ủng hộ chồng, dù cực khổ trăm bề cũng nuốt nước mắt vào lòng để chồng vững dạ. Chị bảo: "Thời kỳ tôi sinh con được mười mấy tháng, mở cái quán đầu tiên, là lúc khó khăn nhất. Thật ra lúc bắt đầu sang Đức chúng tôi cũng vừa làm nhà máy vừa may vá kiếm thêm tiền. Nhưng thời gian đẻ con là thời gian cực khổ, mà tôi nghĩ chưa bao giờ khổ như thế. Chưa bao giờ tôi đi chợ mà phải đếm tiền trong túi có bao nhiêu để chi phí cho đứa con, mà tôi khóc không dám để chồng tôi biết. Ở nhà hai mẹ con tôi ôm nhau khóc nhưng không bao giờ tôi nói là vì làm ăn mẹ con tôi khổ như thế này. Không bao giờ. Vợ chồng tôi chỉ nghĩ làm sao mình bỏ sức ra làm để cố gắng trả nợ cho xong. Bọn tôi cũng sợ nhưng nghĩ cả hai vợ chồng có 4 bàn tay thì chắc là chúng tôi cũng sẽ vượt qua được".

Vợ chồng doanh nhân Nguyễn Bình Định (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Nguyễn Bình Định luôn nung nấu từ thuở còn thơ bé, rằng làm gì thì phải có học mới làm được. Anh học nghề chế tạo máy, nhưng trước khi làm quán anh đi học thêm về nghề kế toán, quản trị kinh doanh và một số một vấn đề liên quan đến làm ăn kinh tế. Anh bảo, khi hai nước Đức mới sát nhập thì những khóa học đó nhiều, nhưng đặc biệt rất đắt, thường lúc đó ít người nghĩ rằng cần đi học mà điều kiện có sẵn thì đi kiếm tiền. Nhưng Định nhận ra trong làm nhà hàng, cái sai của anh có nguyên nhân từ đâu: "Làm quán không thành công thì không phải do không chuyên nghiệp trong vấn đề kinh tế, mà là không chuyên nghiệp trong việc làm nhà hàng".    

Những quán ăn nhanh của vợ chồng doanh nhân Nguyễn Bình Định hình thành sau này từ niềm tin và ý chí sắt đã đó, cũng như từ sự học hỏi không ngừng để đủ điều kiện đón nhận khi gặp một cơ hội thay đổi hoàn toàn cuộc sống. Anh kể: "Phải đến năm 1995 mới ổn ổn về trả nợ. Đến thời kỳ đó bắt đầu có lợi thế là nợ ít đi, kiến thức nhiều hơn cả lý thuyết lẫn thực tế, cảm thấy tự tin, thì người ta xây siêu thị, người ta mời chào vào làm nhà hàng ăn nhanh ở đó. Khi đó trào lưu các siêu thị mở ra rất nhiều. Mình tự tin rồi, người ta mời chào thì vào làm luôn. Mô hình quán ăn nhanh đó lúc đó ở đó chưa có. Gian hàng chưa đến 100 mét, người ta muốn mời mình làm một quán ăn nhanh châu Á. Lúc đó tôi mới nghĩ ra mô hình mà đến bây giờ vẫn giữ được mô hình đó, chỉ có cái thiết kế, trang trí, món ăn khác thôi, còn mô hình đó đứng vững đến giờ, vẫn hoạt động tốt".

"Người Việt thì phải lấy thương hiệu Việt"

Đó là năm 1996. Quán ăn nhanh châu Á của Nguyễn Bình Định thành công không ngờ. Sẵn có tiền đề, anh lại vay mượn thêm anh em bạn bè để đầu tư tiếp. Dù là đồ ăn kiểu Tàu, do thời đó người Đức mới chỉ biết đến ẩm thực Trung Hoa, nhưng Nguyễn Bình Định quyết định làm theo cách của mình để thu hút thực khách hơn: "Trong ngày mở cửa như một tiếng bom, thành công ngoài tưởng tượng. Nhà hàng Tàu nguyên bản người ta xào, chiên rất nhiều. xào kỹ, chiên kỹ, nhưng cửa hàng của tôi chiều hướng khác một chút: đồ ăn mình thái to hơn cho phù hợp với người Tây, nấu vừa chín tới chứ không nấu kỹ. Nguyên bản của người Tàu chưa bao giờ có quán ăn nhanh, mà chỉ quán truyền thống. Tôi làm đồ ăn giống nhưng ăn nhanh, tức là đồ ăn mình nấu tại chỗ cho khách xem và rất nhanh. Mình chuẩn bị sẵn nguyên liệu, cho người ta xem, chọn xong là cho vào chảo xào ngay tại chỗ và đưa ra. Món ăn kiểu đó na ná kiểu của Việt Nam rồi. Lúc mở nhà hàng ăn nhanh thì sự khó khăn tan biến rồi, quá đông khách. Ngay từ ban đầu cách tổ chức quản lý, nhân công vv…mọi thứ đều tốt".

Anh Định kể, khi mở hai cửa hàng thì hai vợ chồng gánh vác tất cả, thí dụ như bà xã đứng bán hàng, thu tiền. Rồi liên tục mở thêm các quán mới, anh đứng ra điều hành chung. Anh rất vui vì sau này, các quán ăn của người Việt làm chủ mọc khắp nơi, cộng đồng doanh Việt trên đất Đức khẳng định được sự tồn tại trong xã hội sở tại với rất nhiều mô hình nhà hàng, quán ăn nổi tiếng: "Mô hình đó phát triển thì người ta cứ mở siêu thị lại mời mình vào. Năm năm sau gần như tôi độc quyền về xu thế đó. Nhưng người Việt mình cũng rất nhanh, người ta cũng học theo. Mô hình nhà hàng ăn nhanh phát triển khắp nước Đức, tôi nghĩ ở Đức bây giờ phải khoảng mấy trăm, cái mô hình đó gần như ở khắp mọi nơi, có sự cạnh tranh nhiều hơn".

Cách đây 3 năm, Nguyễn Bình Định bắt tay vào thực hiện mong ước nung nấu bao năm của anh: "Không làm quán ăn theo hương vị Tàu, không mang tên nhà hàng Trung Quốc nữa, mà cần chuyển đổi, vì món ăn Việt Nam rất ngon, tại sao lại không giới thiệu? “Mình là người Việt thì phải xây dựng thương hiệu Việt. Tất nhiên là cũng có khó khăn thôi, vì gần như bây giờ phải làm lại. Lúc trước là Viking, bây giờ là Mr Bình Định. Đại đa số giờ đã thay đổi, đã đầu tư mới, khoảng hơn chục cái. Cái sau còn tốt hơn cái trước vì mình tổ chức điều hành tốt thì người ta lại sẽ đến. Thương hiệu cũ vẫn làm ăn tốt, nhưng tôi muốn có một cái gì đó riêng cho bản thân, và nếu mình là người Việt Nam thì nó phải là Việt Nam chứ không thể Tàu được, đơn giản là phải thay đổi đi. Mình là người Việt thì phải lấy thương hiệu Việt, tư tưởng cốt yếu nằm ở đó”.

Người đóng thuế cho nước Đức gần triệu Euro

Từ chỗ ban đầu dùng người nấu bếp Trung Hoa tới hôm nay, trong công ty của Nguyễn Bình Định, hầu hết là người Việt Nam giữ vai trò quản lý, chạy bàn và nấu bếp, quản lý kỹ thuật là kỹ sư người Đức. Bây giờ, anh có hơn 20 nhà hàng ăn nhanh. Và dù mô hình quán ăn nhanh nhiều người làm theo, nhưng cách quản lý khác với cách Nguyễn Bình Định làm. Anh xây dựng nhà máy hơn hai triệu euro, chế biến tập trung, vận chuyển tập trung, quản lý chặt chẽ về chất lượng, ngoài cung cấp đủ cho tất cả các cửa hàng của hãng, còn sản xuất các món ăn đóng gói trong hộp thiếc bước đầu bán cho các siêu thị. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ, người đầu tiên giới thiệu tên tuổi Nguyễn Bình Định với bạn đọc Việt nói: “Cho tới hôm nay, hàng năm, người toàn hãng đóng thuế cho nước Đức từ 600 ngàn tới cả gần triệu Euro, con số không nhỏ so với nhiều doanh nghiệp trung bình ở Đức”.

Trong quá trình làm kinh tế, ngay cả thời kỳ còn khó khăn trăm bề, Nguyễn Bình Định lúc nào cũng tham gia hoạt động cộng đồng. Bản thân anh thích thể thao, chơi thể thao, tổ chức các giải bóng đá, tham gia mọi hoạt động chung, với tư cách dù là thành viên, hội viên, nhà tài trợ, hay chủ tịch một số hội đoàn như CLB bóng đá của người Việt tại CHLB Đức, Hội đồng hương Ninh Bình./.

Phi Hà/VOV5

Tin mới:
Nhóm người Việt bị nghi sát hại đồng hương ở Đài Loan(17/04/2024)
Giới trẻ Việt ở Saint Petersburg tiếp nối giá trị truyền thống ngày Giỗ Tổ(15/04/2024)
Người gốc Việt đầu tiên trúng cử hội đồng nhân dân cấp quận ở Ba Lan(13/04/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Hungary hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập(11/04/2024)
Người Việt tại Hungary hướng về biển đảo quê hương(10/04/2024)
Ấn tượng Lễ khai giảng giai đoạn 3 chương trình Tiếng Việt vui(08/04/2024)
Sinh viên Việt Nam tại Pháp ủng hộ đồng bào, chiến sĩ Hoàng Sa và Trường Sa(07/04/2024)
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tổ chức Hội thảo về dạy tiếng Việt cho trẻ em tại Đức(30/03/2024)
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan(30/03/2024)
Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga(24/03/2024)
Các tin khác:
Chiều sếp, chàng trai Việt nhảy giữa nhóm người Đức hút 6 triệu lượt xem(22/03/2024)
Nghi phạm vụ xe tải chở 7 người Việt nhập cảnh trái phép vào Anh không nhận tội(19/03/2024)
Tôn vinh nữ doanh nhân Việt tại Pháp(19/03/2024)
Người Việt đánh nhau ở chợ châu Á Berlin: Ba người đàn ông bị thương nặng (18/03/2024)
Trung vệ Việt kiều Hungary bắn tín hiệu về Việt Nam(17/03/2024)
Sinh viên Việt Nam "lan tỏa hồn tre" Việt Nam tại thủ đô Moskva(17/03/2024)
Chuyện thi Quốc tịch tại Hungary(11/03/2024)
Tiếng cười bên lớp học tiếng Việt tại Hungary(11/03/2024)
Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2026(11/03/2024)
Hội Phụ nữ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ - Mái ấm của chị em người Việt(11/03/2024)
Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam tại Nga lần thứ I diễn ra từ 9-10/3(06/03/2024)
Văn hóa Việt và môn võ Quán khí đạo tại Romania(03/03/2024)
Tuyến đường đưa người Việt nhập cư trái phép vào Anh(23/02/2024)
Anh phạt tù thanh niên đưa 6 người Việt nhập cảnh trên nóc xe tải(22/02/2024)
Nữ điều dưỡng viên lưu giữ "hồn Việt" ở trời Âu(21/02/2024)
Hương vị Tết xưa theo tôi suốt cuộc đời(21/02/2024)
Tết Giáp Thìn 2024 cùng du học sinh tại Grenoble(19/02/2024)
Đức: Hội người Việt tại thành phố Hamm khẳng định xây dựng cộng đồng vững mạnh(19/02/2024)
Sinh viên Việt Nam tích cực quảng bá văn hóa truyền thống dân tộc(17/02/2024)
Tết sum vầy của người Việt ở Bồ Đào Nha(14/02/2024)
Người gốc Việt ra tranh cử ở Ba Lan(13/02/2024)
Người Hải Dương ở Nga giờ ra sao?(13/02/2024)
Cháy nhà tại Mỹ, gia đình người đàn ông gốc Việt chết thảm(11/02/2024)
Thư từ Đức: Ấm lòng Tết Việt xứ xa(09/02/2024)
4 người Việt bị cáo buộc trộm số quần áo trị giá 135.000 USD tại Nhật(07/02/2024)
Xuân Quê hương ấm áp tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hy Lạp(07/02/2024)
Gói bánh chưng tại Hungary: Dịp ôn lại kỷ niệm tết Việt(07/02/2024)
Xuân Quê hương 2024 đoàn kết, gắn bó, hướng về đất nước tại Hà Lan(05/02/2024)
Ban liên lạc toàn cầu vì biển, đảo Việt Nam ​thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân(04/02/2024)
Hungary: Đoàn Đại sứ quán Việt Nam thăm, chúc Tết Hội Phật tử Việt Nam - chùa Tuệ Giác(04/02/2024)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này