Tư vấn
   Gia đình  
   Công sở  
   Văn hóa Xã hội  
   Hỏi Đáp EET và Covid  
   Mẫu đơn  
   Địa chỉ công sở  
   Trương mục tra cứu  
Cộng Đồng viết
Ân tình người thấy thuốc Séc (22/07/2012)

Để hòa hợp được chỉ trong một tập thể nhỏ đã là khó, chứ đừng nói gì đến cả một xã hội với hai nền văn hóa, hai dòng ngôn ngữ cùng phong tục tập quán ngàn đời đã bắt rễ ăn sâu. Trong bước đường hội nhập hôm nay, mọi thông tin thật đa chiều. Là một sắc tộc trong bao nhiêu sắc tộc khác đang sinh sống trên đất Séc. Song mũi dùi dư luận lại cứ nhằm vào cộng đồng người Việt mình là chủ yếu. Sự phân biệt làm sao tránh khỏi. Nhưng đó không phải là con số nhiều, không phải mọi người Séc đều vậy, tình cảm thân thiện của những con người không cùng quốc tịch màu da dành cho nhau  đâu phải là hiếm hoi trên đất này.http://www.secviet.cz/

Đó là những cụ già hưu trí nhận trông đàn con trẻ, đó là các thày cô đang dạy dỗ thế hệ thứ hai được sinh ra và lớn lên tại đây và đó là những người thày thuốc mà không ít anh em, bà con trong cộng đồng chúng ta đã từng một đôi lần phải nhờ đến bàn tay của những người như Mẹ hiền này. Và với tôi tấm lòng của những người thầy thuốc Séc, tôi sẽ đem theo trong suốt cuộc đời này dù tôi chỉ là bệnh nhân có một đêm.

Với những con người nhỏ bé, cần cù, với những con người luôn tham công tiếc việc thì sự chăm sóc sức khỏe định kỳ cho bản thân nơi bác sĩ là một điều xa xỉ. Sức khỏe trời cho, cứ làm, cứ đày đọa cho tới khi nào sức tàn lực kiệt thì khi đó mới giật mình và mới dò tìm đến cửa thần y.

Một buổi chiều trung tuần tháng chín, khi các tia nắng cuối thu còn vương cái ánh vàng yếu ớt trên đám tàn cây, vài chiếc lá rơi xao xác đập nhẹ vào cửa kính xe nơi tôi nằm, hàng họ chồng trông nom cũng chỉ lác đác vài khách khứa, sự mỏi mệt kéo dài suốt một tháng nay, tôi cảm thấy sức lực mình cứ đuối dần.http://www.secviet.cz/

Đi bác sĩ. Đó là điều tôi sợ nhất trên đời, vốn sợ máu, sợ kim tiêm, sợ dao kéo, chỉ cần nghe thấy những thứ đó khua là tôi có thể ngất được rồi, chính vì vậy mà cứ lần khất mãi, để 28 ngày trôi qua, khi cảm thấy mình ko gắng gượng được nữa, tôi hạ quyết tâm lần cuối  - đi khám bệnh.

Một phòng mạch riêng trên con phố nhỏ, ông bác sĩ già cứ lắc đầu khi tôi trả lời chưa đăng ký bác sĩ nào cho mình, có thế thật hai mươi năm sống ở mảnh đất này đã có khi nào đi khám đâu mà đăng ký bác sĩ.

Thăm khám xong, nhìn bác sĩ và y tá hội ý cùng nhau, nắm lấy bàn tay tôi lạnh giá, giọng người thày thuốc già nhỏ nhẹ trấn an: - Bà về sắp xếp đồ dùng cá nhân rồi vào viện ngay và chuẩn bị cho cuộc phẫu nhỏ vào 7h sáng mai.

Có một điều gì đó khiến tôi lấn bấn và tôi xin ông ở nhà đêm nay, mai sẽ vào viện, nhưng lời từ chối thật dứt khoát, thẳng thừng như một mệnh lệnh: “Nếu bình thường thì bệnh tình này trong vòng tám ngày phải có sự can thiệp của bác sĩ, còn bà: đã 28 ngày nay, lúc này không thể trì hoãn, bệnh viện đã xếp lịch, ngay đêm nay bà phải nhập viện và mai phẫu gấp“. Cám ơn và chào ông ra về, ánh mắt cảm thông ấm áp của người  bác sĩ tiễn tôi ra cửa đã tăng thêm cho tôi can đảm và nghị lực để ngày mai tôi sẽ bước vào nơi mà chỉ có những người xa lạ mới dứt điểm được bệnh tật và giữ gìn mạng sống cho tôi.

Ôm túi đồ lên viện, bệnh viện về đêm vắng lặng như tờ, các phòng đóng cửa, đã hết giờ thăm nuôi. Một mình trên dãy ghế ngoài hành lang lạnh tanh, hun hút, đầy đủ các mùi đặc trưng của bệnh viện, tất cả làm tôi run.

15  phút trôi qua, một nữ bác sĩ trẻ măng tươi cười mặc dù nét mệt mỏi sau ca mổ còn hằn in trên mặt, mời tôi vào phòng cô nhỏ nhẹ hỏi han và thăm khám, siêu âm.

Vậy là lúc này lại tiếp thêm những bước chân trên hành lang hối hả của tập thể y tá. Nỗi lo sợ về bệnh tật của tôi lại tăng dần, không lo sao được bởi với họ tôi là người “Ngoại đạo“, là một người máu đỏ da vàng, là một người không cùng quốc tịch màu da. Họ không thể hiểu được trong cái con người nhỏ bé là tôi chất đầy một nghị lực, một sức khỏe để mà chống chọi với bao khó khăn vất vả trước gió mưa bão tuyết, với lều chõng, với vác khuân, với bao nỗi cơ cực nhọc nhằn nơi xứ người. Họ đâu biết để đến lúc này ngồi đây đêm nay là cả ngày nay tôi vẫn dầu dãi vậy mà cái thân tôi tôi không lo để đến lúc này họ lo hộ. Cô bác sĩ cứ một mực bắt người y tá  phải dìu tôi xuống tầng dưới để làm điện tâm đồ vì cô sợ tôi ngã.

Người hỏi, người ghi tất cả mọi thủ tục cho một bệnh nhân nhập viện và cho người sắp vào cuộc phẫu đã hoàn tất vào nửa đêm, những ánh mắt thân thiện và những mối thiện cảm của các y tá dành cho mình làm cho tôi yên tâm hơn để sáng mai bình tĩnh bước vào nơi dứt khoát chia tay với bệnh tật của mình .

Hơn sáu giờ sáng mọi nỗi lo lại ào về làm cho tôi không tài nào bình thản. Cô y tá tặng tôi một mũi tiêm, vừa tiêm vừa dỗ dành tôi như dỗ một đứa trẻ: “Đừng sợ, đừng sợ, không có gì đâu! chỉ ngủ một chút thôi mà, sau đó bà sẽ khỏe, sẽ được về nhà và lại đi bán hàng“. Lại đụng chạm đến nghề nghiệp tôi bật cười xót xa.

Mũi tiêm có tác dụng rất nhanh sau đó, tôi lơ mơ và thoáng thấy mình được đặt lên một cái băng ca thật nhẹ nhàng, được đưa sang phòng phẫu, được nhìn thấy cả một tập thể y tá bác sĩ, tôi cất tiếng chào mà cứng miệng mất rồi. Tôi còn kịp thu vào mắt mình ánh mắt hiền từ của người bác sĩ đứng gần tôi nhất, đưa tay vuốt mấy sợi tóc vương trên trán tôi cùng lời nói như gió thoảng: “Hãy ngủ đi, ngủ đi, đừng sợ, ngủ một chút thôi“ trước khi chụp vào mặt tôi một cõi mê.

Chẳng biết bao lâu, tôi định thần và nhớ lại tất cả, hình như có tiếng con tôi gọi mẹ ở một nơi nào xa lắm vọng về, nhưng nhìn quanh chỉ có một mầu trắng tinh khôi, cô ý tá nhoẻn miệng cười, nụ cười tươi rói đầu tiên mà tôi đón nhận khi tỉnh lại.

Người ốm, người già, con trẻ, là những gì  biểu tượng cho sự yếu đuối nhất, của những gì phó mặc và không còn khả năng chống trả. Người già, con trẻ là qui luật, còn người ốm thì sự động viên an ủi của người thân, sự tận tâm của các thày thuốc là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của một cuộc đời một con người. Để có Tình Người đó cũng phải xuất phát từ cái Tâm, cái Tâm trong sáng và thương yêu cả những người không cùng huyết thống, không cùng quốc tịch màu da, và cái Tâm này tôi đã nhìn thấy nó đang tỏa rất sáng rất trong ở các thầy thuốc Séc.

Đào thị Minh

Tin mới:
Nghĩ về mẹ(08/03/2024)
Sa lưới(06/03/2024)
Gặp cộng đồng người Việt ở Praha(16/02/2024)
Quảng Ninh quê hương tôi(19/11/2023)
Một thoáng chiều thu(01/11/2023)
Chiều nắng hạ(12/07/2023)
Vương trong sương mù(21/06/2023)
Nàng Thơ(31/03/2023)
Vành khăn tang trắng(15/03/2023)
Khúc hát Xuân(24/02/2023)
Các tin khác:
Ngủ đi em (15/02/2023)
Tình yêu Giáng Sinh(24/12/2022)
Giấc mơ hồng(01/12/2022)
Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng ra mắt hồi ký "Trăm năm cũng từ đây"(19/11/2022)
Lãng du Thu(04/11/2022)
Bước vào thu(28/09/2022)
Tôi và duyên nợ với văn học Ba Lan(23/09/2022)
Mùa Thu Hà Nội (22/09/2022)
Mùa Lá rụng(22/09/2022)
Hạnh phúc bình dị(22/09/2022)
Bài thơ tặng Mẹ (Lễ Vu Lan)(26/08/2022)
Đi hồ Lipno (12/07/2022)
Nỗi niềm xa quê(06/05/2022)
Cảm xúc tháng Tư(07/04/2022)
Làm sao hiểu nổi được nhân gian(03/03/2022)
Vào Xuân(16/02/2022)
Xuân nhớ(09/02/2022)
Những nhành xuân(19/01/2022)
Ký ức tuổi thơ mãi đẹp(29/12/2021)
Giọt(26/12/2021)
Bên bờ kinh Tàu Hủ(24/12/2021)
Lùi xa để yêu quê hương hơn(24/12/2021)
Hoa tuyết(09/12/2021)
Giấc mơ hồng(19/11/2021)
Nhà thơ Trương Anh Tú: Cái đẹp sự sống mang đến hy vọng(02/11/2021)
Tạm biệt tháng Mười(02/11/2021)
Người con gái Nga - Kỳ 3(30/10/2021)
Chùm thơ Đặng Hữu Trung(30/10/2021)
Cái bóng(27/09/2021)
Bức thư của người mẹ trẻ(27/09/2021)

Các tiện ích
  Từ Điển Séc-Việt
  Từ Điển Slovakia-Việt
  Từ Điển Balan-Việt
  Từ Điển Hungary-Việt
  Lịch âm
 

  © 2005-2024 Tran Hung Quan
  ® Ghi rõ nguồn "secviet.cz" khi các bạn lấy tin từ trang web này